Return to front page!

One-time fee web hosting!


HOME
< PREVIOUS

NEXT >
Academia Annamica
Vien Viethoc
Vietnamese Project
Word Translator
Heritage Photos
Asian Studies
Global Connection
Vietnamese Search
Tudien Anh-Viet
Vietnamese Culture
Vietnamese Studies
Vietnamese Literature
Vietnamese Readers
Web Articles
Vietnamese Project
Asia Resources
Virtual Library
Chinese Translator
Academia Sinica
Asian Studies
Chinese Classics
Chinese Dialects
Chinese Dictionary
Chinese Library
Chinese Characters
European Dictionaries
Chinese Resources
Language Database
Language Etymology
Mandarin Tools
Web Dictionaries
World Maps
Vietnam Maps

.

.

 

Bìnhluận về 
"Sửađổi 
Cáchviết TiếngViệt"


 

Author: Lê Quang 
Date:   Tuesday 03-26-02 10:52 (PST)

Thưa quý cô bác,

Lê Quang: Thật không biết bắt đầu như thế nào đây. Ðầu tiên, xin cảm ơn những quý vị gầy dựng nên website này, quý vị đã làm một việc rất có ý nghĩa cho người Việt chúng ta. Nó thật là quý giá trong việc duy trì văn hóa Việt và có giá trị rất nhiều trong việc nghiên cứu tiếng Việt, và hơn nữa, nó là nơi để mọi người Việt khắp nơi trên thế giới gần gũi nhau hơn và nghĩ về cái gốc của mình hơn - thật là cảm kích. Bây giờ thì xin bàn về việc cải cách tiếng Việt. Nói về bàn, thì cháu thích nói chuyện tranh cải nhau hơn là viết, nhưng mà không có cách nào khác vậy. Cháu tuy mới ở tuổi hai mươi mấy, nhưng cũng xin các bác cho cháu xưng là tôi khi viết bài này. Cháu thấy nếu cháu xưng là tôi thì khi tranh luận thấy nó bình đẳng hơn, thấy mọi người đều đứng trên một diễn đàn ngang nhau. Nếu có gì quá đáng, xin các bác bỏ qua dùm. Vô cùng cảm tạ.

Thiệt là bứt rứt sau mỗi lần đọc các bài viết về cải cách tiếng Việt. Thấy người này muốn đổi chữ Việt như thế này, người khác thì muốn đổi như thế khác, thiệt là khó hiểu. Theo thiển ý của tôi thì chữ Việt không cần phải thay đổi như vậy. Theo tôi, nó không phải là một cái tầm thường, và dĩ nhiên nó không phải là thứ cặn bã như có người đã nói, mà nó là một sản phẩm vô cùng giá trị của một quá trình nghiên cứu lâu dài, và hết sức khoa học, trãi qua gần 3-4 thế kỷ để đạt được sự hoàn mỹ của nó như chữ Việt mà người Việt chúng ta đã dùng cả gần thế kỷ qua, và là cái chữ mà chúng ta đang viết tại nơi đây.

Nhìn chung, việc bàn luận nhắm vào hai điểm chính: viết chữ dính với nhau vì tiếng Việt là đa âm tiết, và biển đổi tiếng Việt bằng cách không dùng dấu nhấn, và thêm hay bớt từ để gọi là "cải cách" nó đi (như có người đã viết:Vaiz deaz nghij veaz cais cach chuur viet vaz coux truc hoax tiéng Viejt - Thật là một sự bất ngờ thú vị!). Thôi thì tôi đoán chắc rằng những người đưa ra những luận điểm này không có người nào là người nghiên cứu và học về ngôn ngữ học cả, (tôi sẽ rất là ngạc nhiên, không biết sao thốt nên lời nếu đó không phải là sự thật!), và tôi thì cũng không phải là người học về ngôn ngữ học, nên tôi xin bàn về những điểm trên bằng "common sense" (lý lẽ thường tình) vậy. Sau đây tôi sẽ lần lượt dùng common sense để bẽ gãy từng luận điểm trên, chứng minh chúng là sai:

1) Luận điểm sai 1: viết chữ dính với nhau vì tiếng Việt là đa âm tiết.
Thoạt đầu tôi đọc bài của bác thì tôi cũng lấy làm thú vị, thấy cái gì đó lạ lạ, nhưng quả thật là để đọc xong bài đó tôi đã sốn cả mắt, thiệt là khổ. Thôi thì không cần nói thì ai cũng biết viết dính lại với nhau thì sẽ rất là khó đọc, và không có mỹ thuật lắm, và cũng dễ gây nhầm lẫn vô cùng (nếu là bán hàng, thì nhiêu đó là sản phẩm khó bán chạy rồi), nhưng điều quan trọng ở đây là tôi nghĩ bác đã có một sự hiểu sai lầm về đa âm tiết. Thí dụ như sau:

trungtâm vănhóa = culture center (tiếng Anh)
nghềnghiệp = profession
đềnghị = suggest
hệthống = system
kháchhàng = customer
ngônngữ = language
-- hay những chữ dài hơn --
sựhiểubiết = intelligence
thôngtin = information
sựdốtchữ = illiteracy

Như quý vị thấy, các từ tiếng Anh trên đều là đa ấm tiết (đọc ra thành 2 âm hay hơn 2 âm). Từ 'profession' được tạo thành bởi pro + fes + sion thành profession, tất cả là 3 âm, từ 'customer' được tạo thành bởi cus + tom + er, từ 'intelligence' được tạo thành bởi in + tel + li + gence, từ 'information' được tạo thành bởi in + for + ma + tion, và tương tự từ 'illiteracy' được tạo thành bởi il + lit + er + a + cy. Như quý vị thấy, các từ này đều được tạo thành bởi những phần nhỏ ghép lại mà những phần nhỏ này đều là ÂM, tôi muốn nhấn mạnh chữ ÂM (mà những ÂM này không mang ý nghĩa gì cả), chúng nó không phải là từ. Nhưng nhìn những chữ Việt tương đương 'nghề nghiệp', 'khách hàng', 'sự hiểu biết', 'thông tin', và 'sự dốt chữ', mỗi từ ghép này được cấu tạo từ những TỪ rời, tôi muốn nhấn mạnh chữ TỪ. Mỗi từ đều mang ý nghĩa riêng của nó, nó không đơn giản là một âm mà nó là một từ và nó có ý nghĩa. 'Nghề nghiệp' là từ Hán-Việt, người ta cũng hay nói 'anh làm nghề gì?' hay là 'sanh nghề, tử nghiệp', còn các từ 'khách', 'hàng' | 'sự', 'hiểu', 'biết' | 'thông', 'tin' | 'sự', 'dốt', 'chữ' | thì quá dễ thấy mỗi từ đều có ý nghĩa riêng của nó.

Từ ở trên, chúng ta thấy được đều gì? Căn bản của ngôn ngữ đa âm tiết là cái khả năng của nó có thể ghép những 'ÂM vô nghĩa' lại để tạo thành từ, chứ không phải chỉ đơn giản là ghép nhiều từ lại để thành từ mới. Căn bản của ngôn ngữ đơn âm tiết là mỗi từ là một âm, muốn tạo từ mới thì ghép các từ lại mà tạo thành từ mới. Tôi muốn nhấn mạnh chữ 'căn bản', (dĩ nhiên đâu đó người ta sẽ tìm thấy được một vài cái không theo cái căn bản hay cái gốc đó) chúng ta phải hiểu được cái 'căn bản' thì chúng ta mới không đi sai lạc, chúng ta mới không xây dựng một cái gì mới hay 'lạ' mà lại không dựa trên cái 'căn bản' của nó, và do đó biến nó thành một thứ hoàn toàn khác. Thí dụ trong tiếng Anh, quý vị sẽ thấy những từ như 'pickpocket', 'wholesale', 'girlfriend',... quý vị sẽ thấy ngay nó là do 'pick' ghép với 'pocket', 'whole' với 'sale', và 'girl' với 'friend'; vì căn bản (cái gốc) tiếng Anh là đa âm tiết do đó người ta dùng cách ghép như thế này không thấy choáng mắt và chóng mặt, nhưng cũng nên thấy rằng, người ta không viết dính những từ như 'credit card', 'fast food', 'high school', 'first aid', 'open air', 'private sector', 'polar bear', 'remote control', 'solar system', ... tôi có thể kể hằng hà sa số.

Một điều tôi nhận thấy rằng các ngôn ngữ đa âm tiết như tiếng Tây phương và tiếng Nhật chẳng hạn, chúng có rất ít những âm chính (thí dụ từ 'hiểu' thì 'h' là âm phụ, và 'iểu' là âm chính). Thí dụ tiếng Nhật thì thường chỉ thấy âm 'a', 'ô', 'i', 'u', và 'ai' (có thể còn một vài âm khác nữa), như từ 'kimono', 'hanaco', 'sachico', 'samurai', 'Tokyo', 'Nagasaki', 'Toyota',...vân vân, hay trong tiếng Tây Ban Nha thì có các âm sau:
- el boleto de ida y vuelta (round-trip ticket) có âm 'ô', 'ê', 'i', 'a', 'u'
- !muy bien! (very well) có âm 'uy', 'i', 'e'
Ngoài ra nó cũng có âm 'ai', 'ei', 'oy', 'uy', 'au', 'eu', 'ia', 'ie', 'io', 'iu', 'ua', 'ue', 'uo', nhưng nói chung trong tiếng Tây Ban Nha, thấy âm 'ô' , 'a', 'ê' được lập đi lập lại nhiều vô kể. Còn nói về tiếng Anh thì ta có:
(xin nhắc là những âm này gần giống thôi)
- âm 'â' như 'u' trong 'but' - âm 'ơ' như 'e' trong 'kitten'
- âm 'ơ' có 'r' như 'ur'/'er' trong 'further' - âm 'ă' như 'a' trong 'ash'
- âm 'ê' kéo dài như 'a' trong 'ace' - âm 'o' hơi có 'a' như 'o' trong 'mop'
- âm 'au' như 'ou' trong 'out' - âm 'e' như 'e' trong 'bet'
- âm 'i' hơi kéo dài như 'ea' trong 'easy' - âm 'i' như 'i' trong 'hit'
- âm 'ai' như 'ice' trong 'ice' - âm 'ô' dài như 'o' trong 'go'
- âm 'o' kéo dài như 'aw' trong 'law' - âm 'oi' như 'oy' trong 'boy'
- âm 'u' kéo dài như 'oo' trong 'loot' - âm 'u' như 'oo' trong 'foot'
- âm 'eơ' như 'air' trong 'hair' - âm 'iơ' như 'ere' trong 'here'
- âm 'uơ' hay 'juơ' như 'ure' trong cure - âm 'a' như 'ar' trong 'car'
Cộng lại thì tiếng Anh có khoảng 20 âm chính.

Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh có nhiều âm như thế đó nhưng so với tiếng Việt, một tiếng đơn âm tiết thì số âm chính trong tiếng Tây Ban Nha/Anh như vậy cũng có thể nói là còn quá it. Trong tiếng Việt ta thấy:
- a ă â e ê i (giống như y) o ô ơ u ư / ai ao au ay âu ây eo ia iê (như 'iê' trong 'liên','biệt') iêu (hay yêu) iu / oa oai oe oi ơi ua uâ uê ui uy uyê uô (như 'uô' trong 'muốn), uya (như trong 'khuya'), ưa, ươ ưu, ươi, ươu (như trong 'rượu'), yê -

Tôi có thể quên không kể một vài cái nữa, nhưng nhiêu đó cũng là nhiều rồi - cộng lại cũng hơn 40 âm chính, nhiều quá đúng không quý vị? Chưa kể tiếng Việt có nhiều cách ghép âm tạo ra những âm mới, như 'ac', 'at', 'ach', 'anh', 'ang'...vân vân, và cũng không thể quên rằng tiếng Việt là tiếng có âm điệu gồm 6 bậc: ngang, huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng - có nghĩa chỉ cần có 1 âm có thể tạo ra 6 từ khác nhau. Với hơn 40 âm chính và cái tính âm điệu của nó, nó có thể tạo ra vô số từ, nó không cần phải ghép âm để tạo ra từ mới. Tiếng Việt chúng ta có nhiều âm, mà lại trầm bỗng, mỗi từ phát âm ra như một nốt nhạc, nói như hát, mang đầy tính nhạc, tính 'ca dao', mà ngâm thơ thì khỏi phải nói.

Từ trên ta thấy gì? Một ngôn ngữ nếu có ít âm chính sẽ phát triễn một cách tự nhiên để trở thành đa âm tiết bằng cách gộp âm lại để tạo ra từ mới để diển tả khái niệm mới. Ðó là một quá trình hết sức tự nhiên. Một ngôn ngữ nếu có nhiều âm chính, lại mang tính âm điệu thì nó không có cái nhu cầu để gộp âm ('âm', chứ không phải 'từ') lại để tạo từ mới bởi vì tự nó đã đủ khẳ năng để tạo từ mới, do đó chúng ta chỉ thấy có ghép từ trong tiếng Việt mà chúng ta không thấy ghép âm là vậy, và như vậy nó trở thành ngôn ngữ đơn âm tiết cũng rất tự nhiên thôi. (Nếu mà bây giờ ta cứ ghép âm để tạo ra từ mới, thì chắc đến một lúc nào đó tiếng Việt chúng ta sẽ vô cùng rắc rối không biết đâu mà rờ - nhiều âm mà cộng nhiều nhiều âm nữa thì thôi con cháu ta học miệt mài luôn quá)

Nói tóm lại, quý vị cũng thấy đấy, việc viết dính các từ lại, điều ấy quả thật là không đúng, không thích hợp với tiếng Việt chúng ta. Ngoài việc nó làm cho ta sốn mắt, nhứt đầu, làm cho mấy em nhỏ học đọc và viết vô cùng khó khăn, không có thẩm mỹ, dễ gây nhầm lẫn, nó còn không mang tính tự nhiên của một ngôn ngữ, cái tính chất quan trọng nhất đối với một ngôn ngữ con người. Việc viết dính lại như vậy là không thể chấp nhận được. Nó hoàn toàn sai, không thích hợp, và có hại quá nhiều.

Thôi thì phần một tạm xong, bây giờ tôi xin nói về luận điểm 2 - tôi viết cũng đã hơi dài, mong quý vị thông cảm, nhưng vì quá bức xúc, không viết không được.

2) Luận điểm sai 2: biển đổi tiếng Việt bằng cách không dùng dấu nhấn và thêm hay bớt từ để gọi là "cải cách" tiếng Việt vì cho rằng cách viết kiểu hiện tại không thể hiện được tính khoa học của một ngôn ngữ, như có người đã đề nghị viết thay câu: 'Vài đề nghị về cải cách chữ viết và cấu trúc hóa tiếng Việt' bằng ký hiệu như thế này: 'Vaiz deaz nghij veaz cais cach chuur viet vaz coux truc hoax tiéng Viejt'.

Người đưa ra đề nghị này có thể là 'quên' hay là 'không hiểu' một điều rất quan trọng về cái chức năng cốt yếu của bảng ký tự abc (alphabet) trong ngôn ngữ nói chung, hay ngôn ngữ Tây phương nói riêng. Các ký tự alphabet không chỉ đơn thuận là những ký hiệu đơn giản mà nó là một dụng cụ (a tool) dùng để 'ký âm' hay nói nôm na là 'ghi lại âm thanh' cho ngôn ngữ. Có nghĩa là gì ? Tôi xin nói thêm sau đây:

Khi nói về chữ viết Trung quốc, ta biết rằng chữ của nó không phải là để 'tạo âm' mà là để 'tạo nghĩa', chữ của nó nói lên cái nghĩa mà nó muốn diễn đạt chứ nó không giúp người đọc biết làm thế nào để phát ra cái âm của nó - đó là cái điểm yếu của chữ Trung quốc vậy. Chắc cũng tại vì vậy mà mỗi nơi đều có cách phát âm chữ viết khác nhau cả, nhưng họ còn được một cái là dầu là người Phước Kiến, Quảng Ðông, Triều Châu hay Bắc Kinh khi nói tiếng địa phương của mình thì người ở địa phương khác không hiểu gì cả, nhưng khi viết xuống thì họ đều hiểu được nhau vì chữ thì xài chung, nhưng âm thì mỗi nơi mỗi khác - cũng còn đở.

Còn ở Tây phương, bảng ký tự alphabet được ra đời là để ghi lại âm thanh của từ ngữ trong ngôn ngữ họ, như dùng 'a' để nói là âm được phát ra là như 'ah', hay 'b' để nói nói là âm được phát ra là như 'b(ờ)', hay dùng 'e' vì âm nó phát ra là 'eh' chẳng hạn, thí dụ trong tiếng Tây Bang Nha, người ta viết:
- No tengo mucho dinero (có nghĩa là 'tôi không có nhiều tiền' hay tiếng Anh là 'I don't have much money') - nếu chúng ta phiên âm câu này ra âm Việt thì nó như thế này "Nô tên-gô mu-chô di-nê-rô" - nó gần giống tiếng Việt quá đúng không quý vị, có khác là nó quy ước 'o' sẽ được đọc là 'ô', 'e' sẽ được đọc là 'ê'. Nói chung cấu trúc ký âm của nó vô cùng chặc chẽ, quy tắc đàng hoàn, các tiếng Italy, Bồ Ðồ Nha, hay ngay cả Ðức, và còn nhiều tiếng khác nữa nghe đâu cũng có cấu trúc ký âm cũng rất là chặc chẽ như vậy, rất dẽ dàng trong việc đọc và viết, vì mỗi từ riêng biệt thì có âm (hay đa âm trong trường hợp từ đa âm) riêng biệt cho nó, không lầm lẫn với từ khác được - giống như chữ viết tiếng Việt của ta vậy.

Còn nói về tiếng Anh thì thôi, tôi nghĩ quý vị cũng biết rồi, nó vô cùng lộn xộn, cách ký âm của nó thật là bất trật tự, chữ viết đôi khi không phản ánh đúng với cái âm phát ra của nó, thiệt là làm cho người học tiếng Anh nhứt đầu, học nói, học đọc hoài mà cũng khó mà thông nổi. Bởi vậy mà tổng thống Bush cứ phải phát động việc dạy cho mấy em nhỏ tập đọc, nếu tôi không lầm, thì nghe đâu rất nhiều em nhỏ không thể đọc tốt lắm, chẳng hạn, nhiều em lớp bốn không đọc được đúng với cái mức mà học sinh lớp bốn cần phải đạt được. Tôi nghĩ cái sự bất trật tự về ký âm và vấn đề 'âm không trùng từ' của tiếng Anh cũng là một nguyên nhân không nhỏ trong đó. Xin nêu ra một vài thí dụ cho quý vị nào không phải học tiếng Anh được rõ:
- 'too', 'two', 'to' các từ này đều đọc giống nhau /tu:/ (u kéo dài) - 'to' cũng được đọc là /tu/ (u ngắn)
- 'bow' đọc là /bau/ nếu nghĩa là 'cúi mình', và đọc nôm na như /bô/ trong tiếng Việt nếu nghĩa là 'cái cung', từ 'tow' nôm na là /tô/, và 'low' nôm na như /lô/
- 'loot' đọc là /lu:t/ (u kéo dài), nhưng 'foot' lại đọc là /fut/ (u không kéo dài)
* và còn nhiều nữa, nói chung vấn đề là khi viết khác thì lại đọc giống, khi viết giống thì lại đọc khác, khó mà cho người ta suy đoán được.

Tôi nói một cách dài dòng về vấn đề ký âm ở trên là để tôi muốn nói đến tiếng Việt, hay đúng hơn là sự khoa học trong việc ký âm của tiếng Việt. Như tôi đã nói ở phần mở đầu bài viết, chữ Việt chúng ta là sản phẩm vô cùng giá trị từ một công trình nghiên cứu lâu dài và đầy tính khoa học không thua gì, hay có thể là hơn cả các chữ Viết ở Tây phương. Tôi còn nhớ hồi nhỏ cô giáo dạy đánh vần, như:
- chữ 'tôi' đánh vần là 'ô i ôi tờ ôi tôi'
- chữ 'yêu' đánh vần 'y ê u yêu'
- chữ 'tiếng' đánh vần 'i ê ngờ iêng tờ iêng tiêng sắc tiếng'
- chữ 'nước' đánh vần 'ư ơ cờ ươc nờ ươc nươc sắc nước'
- chữ 'tôi' đánh vần 'ô i ôi tờ ôi tôi'

Ðọc lại thành 'tôi yêu tiếng nước tôi'. Lúc nhỏ còn khờ, có biết gì đâu, học đánh vần như con vẹt, đâu có thấu hiểu cái thâm thúy của nó, đâu thấy được cái hay cái độc của nó, chỉ đọc lấy được lấy đại, thiệt là tội nghiệp. Nhân việc bàn luận về tiếng Việt này, mới ngồi ngẫm nghĩ thì thấy mọi thứ đều không đơn giản, và mới biết được rằng mình biết một mà không biết hai, biết như vẹt mà không thấu hiểu, ngay cả cái chữ mình đã sử dụng hằng bấy lâu nay. Nhưng nhờ việc ngẫm nghĩ này mà tôi mới tìm ra một điều vô cùng thú vị. Xin thưa với quý vị như sau:

Thưa quý vị, phải nhớ rằng các giáo sĩ truyện đạo ngày xưa là người nước ngoài học tiếng Việt. Vì là người nước ngoài học tiếng Việt nên muốn nói cho thông thạo như người bản xứ thì phải học phát âm cho chính xác thì mới có thể truyền cái đạo cho người bản xứ được, do đó việc ký âm vô cùng quan trọng đối với họ. Câu hỏi quan trọng là: ký âm làm sao mà có thể nhìn vào ký âm đó mà người ta có thể đọc ngay ra âm của nó? Dĩ nhiên họ phải nghiên cứu tiếng Việt rất nhiều để tìm xem tiếng Việt có tất cả bao nhiêu dạng âm (như 'a', 'ai', 'ao', 'ên', 'iên'...) và làm sao để dùng 'ký âm' để diễn đạt chúng - với số âm trong tiếng Việt quả thật là nhiều, thì việc này quả là một sự công phu - và dĩ nhiên họ đâu thể trong một ngày một bữa mà có thể làm được, đã mất gần 2-3 thế kỷ để hoàn thiện việc ký âm này. Cái tính khoa học của chữ Việt chính là cái cách 'ký âm' tuyệt diệu của nó. Hãy nhìn câu:
- 'Tôi yêu tiếng nước tôi.' - quý vị thấy gì?

Hãy xem xét chữ "tôi", tại sao viết như vậy mà chúng ta đọc ra âm /tôi/ - Tôi tìm lời giải đáp bằng cách tách chữ "tôi" ra thành "tô" và "i". Nếu quý vị đọc "tô", rồi đọc chữ "i" liền sau đó thành "tô i", đọc nhanh lên và nhiều lần "tô i", "tô i", "tô i", "tô i", quý vị sẽ nghe âm phát ra thật sự là /tôi/ - có thể nói là rất là giống, có thể không phải là 100%, nhưng rất là giống âm /tôi/ phải không quý vị. Và quý vị cũng nhận thấy rằng tại sao viết "tôi" để chỉ từ "tôi" mà không viết là "toi", như quý vị thấy "toi" viết rời ra là "to i", đọc "to i" vài lần sẽ thấy nó phát ra âm /toi/ như trong cụm từ "gà chết toi".

Tương tự ta lấy chữ yêu, tại sao ta đọc là /yêu/ - Hãy tách nó ra thành "y" và "êu" và đọc thành hai âm "y" và "êu", cứ đọc "y êu" một vài lần thì quý vị sẽ thấy âm phát ra quả thật là /yêu/, hay quý vị có thể tách nó ra làm 3 âm cũng được: "y", "ê", "u", đọc 3 âm này liên tục với nhau, một vài lần quý vị sẽ thấy nó phát ra âm /yêu/.

Bây giờ ta tách từ "tiếng" ra làm 2 âm "ti" và "ếng" và đọc "ti ếng", "ti ếng" vài lần, tôi nghĩ là quý vị sẽ công nhận là nó phát ra âm /tiếng/ đúng không, hay là gần giống như vậy - giống giọng người ở miền Bắc của nước ta thì đúng hơn. Dấu sắc được đặt trên chữ "ê" là vì âm này là âm "sắc"= 'âm đi lên' nên âm sau phải có dấu sắc, thay vì đặt dấu sắc lên âm đầu là "i".

Còn từ 'nước' thì cũng như vậy, tách nó ra thành "nư" và "ớc", cứ đọc "nư ớc" vài lần thì sẽ thấy nó phát ra âm /nước/.

Bây giờ ta thử lấy chữ "khuya" mà thử nghiệm, tách nó ra thành "khu" + "ya" hay "khu" + "ia" đọc
"khu" rồi "ia" thành "khu ia", vài lần thì thấy nó phát ra âm /khuya/ đúng không.

Lấy chữ "Việt", tách ra thành "Vi" + "ệt", thì cũng cho ta âm /Việt/

Hay lấy chữ "rượu", chữ này thì phải tách ra làm 3 bởi vì chúng ta không có âm /ợu/, tách ra làm 3 thì chúng ta được "rư" + "ợ" + "u". Ngộ thay nó ra âm /rượu/.

Hay lấy từ "Huế" chẳng hạn, tách thành "Hu" + "ế" và đọc "hu ế"...quý vị cũng sẽ thấy nó ra âm /huế/ đúng không.

Bây giờ ta lấy những âm đơn giản hơn như là chữ "ác" và "át" chẳng hạn. Với những âm đơn như thế nào, theo tôi, để tạo ra được âm chính xác thì ta phải đọc âm chính cho lớn lên, như từ "ác" đọc nó là "á c(ờ)" - đọc "á" cho lớn lên và theo sau là âm "cờ" rất là nhỏ thôi thì quý vị sẽ thấy nó phát ra âm /ác/. Tương tự đọc chữ "át" bằng "á t(ờ)" - nhớ là âm "á" đọc cho to, và âm "t" thì nhỏ thôi, quý vị sẽ có được âm /át/. Bây giờ thì ta thấy nó rất dễ dàng để phân biệt được giữa "ac" và "at" - tôi biết có người đọc không phân biệt 2 âm này, như tôi chẳng hạng, như trong từ "tác" và "tát" - nhất là người ở miền Nam.

Nói chung, tôi đã thử cách đọc như vậy với rất nhiều từ và thấy nó rất là hợp lý và nó giúp cho tôi đọc đúng tiếng Việt hơn. Phần lớn thì nó giống âm của người dân miền Bắc của nước ta hơn, có lẽ những giáo sĩ ngày xưa dựa vào âm người miền Bắc mà làm nên chữ Việt. Có một vài trường hợp không hợp lý lắm thí dụ như là làm sau phân biệt 2 âm "thúi" và "thúy" qua cách viết của chúng ta. Thật là quá khó phân biệt:
- "thúi" tách ra thành "thú" và "i" thì nghe cũng gần giống âm /thúi/ lắm.
- "thúy" tách ra thành "thú" và "y", mà nếu "y" thì đọc như "i" nên nó cũng như "thú" và "i", thành ra âm /thúi/ rồi còn gì. Tôi nghĩ là nên viết chữ "thúy" thành "thuý" và ta sẽ đọc là "thu ý" thì nghe nó giống âm /thúy/ hơn - coi như là tôi cứu 2 chị em Thúy Kiều và Thúy Vân vậy (viết tên của họ thành Thuý Kiều và Thuý Vân).

Một điều nữa là tôi hơi khó hiểu dụng ý của những giáo sĩ ngày xưa về chữ "i" ngắn và "y" dài. Tôi nghĩ không phải đơn giản chỉ là do mỹ thuật (như viết chữ "y tế" thành "i tế" thì thấy hơi kỳ). Ta hãy xem từ "hai" và từ "hay", nếu âm "i" và "y" đều đọc giống nhau thì 2 cái từ phát ra âm có gì khác biệt đâu?
Theo ý của tôi thì, khi dùng "y" thì âm được nhấn mạnh hơn:
- "hai" thành "ha i", ta đọc âm "ha" cho to lên.
- "hay" thành "ha y", ta nên đọc âm "ha" nhỏ đi, và âm "y" mạnh lên, nghe rất giống âm /hay/ mà ta phát âm hằng ngày. Theo tôi thì đó là sự khác biệt giữa "i" và "y". Quý vị cho ý kiến.

Nói dài dòng từ trên xuống dưới cốt là để chứng minh với quý vị rằng chữ Quốc Ngữ không phải là một sự tình cờ hay một sự gán ép mà là một sự sáng tạo đầy tính khoa học của những người tạo ra nó hằng trăm năm về trước.

Bây giờ thì tôi xin trở lại lời đề nghị cải cách tiếng Việt như thế này 'Vaiz deaz nghij veaz cais cach chuur viet vaz coux truc hoax tiéng Viejt'. Qua việc trình bày của tôi ở trên thì tôi nghĩ quý vị cũng đồng ý với tôi là cải cách như thế này là không có tính khoa học chút nào cả. Cũng xin nói thêm rằng: tiếng Việt chúng ta là tiếng có âm điệu thì việc dùng dấu nhấn là vô cùng hợp lý và hơn nữa như quý vị đã thấy ở trên, vị trí của dấu nhấn rất quan trọng, chỉ việc thay đổi vị trí của nó cũng đã ảnh hưởng tới việc phát âm rất nhiều, huống hồ chi là thay thế nó bằng mấy chữ x,y,z...thì sự tai hại lại càng gấp bội. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể thay thế những chữ "ê" bằng "ei", hay "ô" bằng "ou",...một cách tùy tiện vì như vậy ta vô tình biến những âm ngắn (vowels) thành âm dài (diphthongs), và âm dài thành âm dài hơn nữa là điều không hợp lý.

Nói tóm lại muốn cải cách việc gì thì cũng cần một sự nghiên cứu kỷ lưỡng, như việc chúng ta thảo luận ở đây là một việc tốt, có cọ xát thì mới thấy cái điểm nào hay, cái điểm nào dở, từ đó mà rút ra những việc gì cần nên làm, việc gì không nên làm. Nhớ lúc tôi còn nhỏ, mấy ông "nhà nước" ở Việt Nam cũng làm "cải cách" tiếng Việt, đặc biệt là việc "cải cách" cách viết tiếng Việt, cũng vì quá nóng lòng muốn thay đổi mọi thứ cho nó khác với chính quyền Sài Gòn trước '75 dù là cái cũ nó không có vấn đề hay trục trặc gì cả. Hậu quả của việc "cải cách" cẩu thả đó là đã sanh ra một thế hệ trẻ Việt Nam viết chữ y như là bún bị đứt khúc, và cứ thường hay "confused" giữa chữ "i" ngắn và chữ "y" dài, thật là oan uổng. Sau hơn 20 năm, nghe nói đâu họ mới "sửa sai" cái cải cách cẩu thả này vào khoảng cách đây vài tháng bằng cách là "cải cách" một lần nữa cho nó trở lại như xưa, y như là tiếng Việt mà người dân sử dụng trước '75 vậy. Một chuyện dễ thấy như vậy mà đã mất đến 20 năm mới có người lên tiếng để sửa sai thì thử hỏi còn bao nhiêu chuyện cấp bách khác, hay chuyện mà ta không dễ thấy mà có thể gây thiệt hại nặng nề còn chưa được nhắc đến. Tất cả cũng vì do sự thiếu dân chủ, thiếu thảo luận, người dân không được nói lên ý kiến của mình trong những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh của chính họ và đất nước. Thiệt là buồn cho dân Việt, đất Việt.

Thôi thì nghĩ sao viết vậy!

Lê Quang - Tôi yêu tiếng nước tôi!

Xinmời xemtiếp

 


Ðọcthêm ýkiến của độcgiả khác

 


Trảlời của dchph

 

Chẳngai chê tiếngViệt chữViệt là "cặnbả" hết, cólẽ bạn hơi quálời khôngkhéo lại kíchđộng những ngườikhác vì từngữ bạn dùng, rồi xúmnhau nệncho tên nầy mộttrận, nó dámnói chữViệt là cặnbả!  Bạn cóthể chỉ cho mọingười thấy ai trong diễnđàn này dámnói chữViệt là "cặnbả" không? 

Cáidỡ của bạn là khi tranhluận về một vấnđề bạn đã mang tìnhcảm cánhân vào quanđiểm của mình. Thídụ khi nói về việc chữAnh viếtliền thành từghép thí bạn nói để ngườita đọc "không thấy choáng mắt và chóng mặt", còn bạn phêbình về cáchviết dínhliền trong chữViệt thìlà "việc viết dính các từ lại, điều ấy quả thật là không đúng, không thích hợp với tiếng Việt chúng ta. Ngoài việc nó làm cho ta sốn mắt, nhức đầu, làm cho mấy em nhỏ học đọc và viết vô cùng khó khăn, không có thẩm mỹ, dễ gây nhầm lẫn, nó còn không mang tính tự nhiên của một ngôn ngữ, cái tính chất quan trọng nhất đối với một ngôn ngữ con người. Việc viết dính lại như vậy là không thể chấp nhận được. Nó hoàn toàn sai, không thích hợp, và có hại quá nhiều." Rấttiếc là ýkiến của bạn vì những lờinói đó làm mấtđi tínhkháchquan cầnthiết, dođó quanđiểm của bạn sẽ chỉđược những người có cùng những tìnhcảm như bạn chiasẻ, ngoàira thì cáigiátrị cònlại chỉ là cáicơhội dânchủ đồngđều mà bạn đã đónggóp phần mình rồi. 

Thựcsự tôi cũng chẳngphải cần phúcđáp thư bạn vì tôi tin là nhiều người đọc bài của bạn sẽ nhậnra những điều tôi thấy, nhưng tôi erằng sẽ cóngười tinvào lời bạn thì hỏng cả! Tôi không hyvọng sẽ làmlaychuyển suynghĩ của bạn theoý của tôi nhưng là nhắmvào những người còn bántínbánnghi vào cách biệnluận củabạn.

Nếu bạn cho tiếngViệt là "hoànmỹ" thì cũng dễhiểu vì bấtcứ dântộc nào ai cũng cholà ngônngữ mẹđẻ của mình là đẹpnhất, haynhất. Còn chuyện bạn nhậnxét thấy chữViệt "hếtsức khoahọc với một quátrình nghiêncứu lâudài" thì cólẽ đóchỉ là "thiểný" của bạn. Cólẽ cáitính khoahọc của nó xuấtphát từ cái khohọc phongphú về ngônngữ của bạn khi bạn mang nó ra sosánh với tiếngNhật, tiếngAnh, tiếngTâybannha, tiếngÝ, nhưng thiếumất hai thứ tiếng quantrọng khi bànvề "tínhkhoahọc" và "bảnchất của tiếngViệt", đólà tiếngÐức (tínhkhoahọc, nghiêncứu kỹ thứ tiếng nầy cólẽ bạn sẽ hiểu nhiềuhơn về những kháiniệm đơngiản như tự và từ, từkép cũngnhư từghép trong tiếngViệt) và tiếngHán (từnguyên và bảnchất tiếngViệt). Thậtsự tôi khôngbiếtgì nhiều về tiếngÐức. Hồixưa có học qua ba năm, nhưng vì thờiấy, tôi cảmthấy điều giốngnhư bạn đang cảmthấy, là danhtừ của văntự nầy viết dínhlại vớinhau rấtlà khóđọc, và không mỹ thuật lắm, và cũng dễgây nhầmlẫn (?) vôcùng nên tôi khôngthèm học nữa! Bâygiờ nghĩlại mới thấytiếc! Mộtsố người ưa lẫnlộn tự với từ, bởilẽ từnhỏ ngườita chỉ dạy từng chữ (tự) chứkhôngphải từ. Cũng giốngnhư khi bànvề tiếngAnh mà thiếu phần đềcập đến những từgốc Anglo-Saxon của nó và từnguyên tiếng Latin vậy. Cólẽ đólà một thiếusót lớn.

Về chữViệt, cánhân tôi đãtừng ngẫmnghĩ là dântộc mình baogiờ cũng tựhào với bốn ngànnăm vănhiến, nhưng thưtịch sáchvở chỉ cònsótlại độ 1000 năm trởlại ghi bằng một thứ văntự nửa Hán nửa Nôm mà giờđây khôngcòn mấyai thathiết muốn học, trongkhi chữ Quốcngữ đầuđuôi chínhthức sửdụng chưatới một thếkỷ, muốn tìmhiểu khotàng vănhoá của chính tổtiên thì đọc khôngđược. Khi ngườita hỏi bạn tínhsao mà ra bốn ngàn năm, thì thực khó trảlời bạn ạ. Nhiều người biết nămba thứtiếng ÂuMỹ, còn chữ của ôngtổ ôngtiên đểlại thì chớtquớt, cógì đâu mà hãnhdiện, bạn?

Tôi cũng như bạn, dùng "lýlẽ thườngtình" để suyluận và đặtvấnđề là đủ rồi, cáinhãn nhàngônngữhọc cógìđâu mà tranh với dành. Tôi chỉ cốgắng mang sựhiểubiết nhỏbé của mình, phântích mộtsố yếuđiểm của cáchviết tiếngViệt hiệntại để chiasẻ với mọingười và mong được sựtánđồng để cùng tìm một giảipháp tốtđẹp hơn, để cảithiện chữviết của chúngta cho ngàymột hoànchỉnh. 

Bạn cũngnhư tôi, và nhiều người Việtnam khác đều đã hấpthụ cáchhọc và cáchviết chữViệt "bờirời" từng chữ một ngaytừ nhỏ và chotới bâygiờ vẫncòn chịuảnhhưởng của cáchviết nầy. Kếtquả là nhiều người đã khôngđược uốnnắn cáchnhìn tổngthể và trừutượng về vấnđề mộtphần vì cáchviết của chữViệt ngàynay. 

Luậnđiểm của bạn cũng rất đángchúý nhưng những thídụ bạn đưara không mang tíchcách chung của từvựng Anhngữ. Nghiãlà, bạn lại chỉ cho ngườita thấy cây mà khôngthấy được rừng. Thídụ như trong tiếngAnh ta còn có những từ có gốcAnglo-Saxon: writer, reader, editor, artist, novelist... nhữ vĩngữ -er, -or, -ist... có chứcnăng không khácgì -sĩ, -giả, -sư.. trong vănsĩ, họccgiả, giáosư hết. Còn những trường hợp từghép (coumpound) thì sựtươngđồng trongcách cấutừ càng gầnhơn: therefore, nonetheless, hardware, software, blackboard, schoolgirls... Còn ngườita khôngghép 'credit card', 'fast food', 'high school', 'first aid', 'open air', 'private sector', 'polar bear', 'remote control', 'solar system' là chuyện của ngườita, không ai cấm mình tiếnthêm mộtbướcnữa kháiquáthoá những từ nầy thành kháiniệmchung cả, ngônngữ viết chẳngqua là những hìnhthức biểutượng ướclệ. Nhưvậy ta có:

- thẻtíndụng (sosánh thẻbài, thẻtre, thẻcạt..), 

-thứcănnhanh (sosánh mìănliền, đồhảisản, thịtchàbông, cáđónghộp, nướcmắmphasẵn, sữađặccóđường, càrigà, mìvịtiềm, canhchuangọt, cábônglau...),

- trườngtrunghọc (sosánh trườngđạihọc, trườngbáchkhoa, trườngmỹthuật, việnhànlâm, nhàthuỷtạ, sởnghiêncứu, trạinônglâmsúc, đồnđiềncàphê...),

- cấpcứu (sosánh cứuthương, cứuhoả, chẩnbịnh, phòngbịnh...)

- ngoàitrời (sosánh trongnhà, ngoàivườn, trênbiển, trênkhông, dướiđất,...)

Còn những từ 'private sector', 'polar bear', 'remote control', 'solar system' nếu trong tiếngViệt ta cảmthấy không kháiquáthóa ghéplại được thìthôi, saolại phải miễncưỡng?

Kháiniệm "đaâmtiết" tươngđồngvới "polysyllabic" trong tiếngAnh, cónghĩa nhưlà "having the characteristic of multi-sylllables." Syllable cóthể xemlà âmtiết trong tiếngViệt nhưngkhôngnhấtthiết làphải tươngđương với vần của tiếngViệt (một âmtiết cóthể là một vần nhưng một vần cóthể mang nhiều âmtiết!) bởilẽ, ta cóthể nói từ "trungtâm" có hai âmtiết haylà hai vần "trung" và "tâm", nhưng kháiniệm vần còn chỉ cáiphầnđuôi của một tự (chữ), thídụ: tr-ung, t-âm. Trong trườnghợp nầy xemra cách cắtchữ của bạn giốngnhư cách phântích nầy. 

Những thídụ tiếngAnh đơnlẻ mà bạn đưara đều có gốcLatin và Hylạp (Greek), còn những từ Việt đềulà từ HánViệt. Trong những từ tiếngAnh nầy, cách bạn cắtra thì đólà những âmtiết (syllable) nhỏ hơn hìnhvị (morpheme) khôngcónghĩa, và âmtiết của tiếngAnh và tiếngViệt trong trườnghợp nầy khôngcó tínhcách chung chonên khôngthể sosánh được. Trởlại trườnghợp chữ "trung", đọclà /tchwongw/ (khôngphải đọclà [trung], nếu  đọc tr + u dài hay u ngắn và + ng gì cũng saibét, nhưng "chùn" trong "chùnbước" lại đọclà /chùn/.. bởilẽ tínhkýâm của tiếngViệt ta hếtsức là khoahọc đúngnhư lời bạn nói! Và nếu cắt "trung" ra theo kiểu của bạn thì nó sẽ thành ba âmtiết /tchu(w)/ + /o/ + /ngu(w)/ nhưvậy "tru" và "ong" chẳng có mốiliênhệ ngữnghĩa gì với "trung" hếttrọi! Nhưng nếu bạn cắtra theo đơnvị hìnhvị (morpheme -- đơnvị ngữâm nhỏnhất cóýnghĩa thì bạn sẽ thấy ngay sựtươngđồng nếu xétvề hìnhthức ngữcăn (root) và ngữnghĩa (semantics):

- trungtâm (trung >) trungtướng, trungương, trungđiểm, trunghoà, trungthực, trungdung.... (tâm >) tâmtưởng, tâmhồm, tâmthần, thâmtâm....)

- center (< Gốc Hylạp kentron, > Latin centralis > ) eccentric, central, cnetered, centralized, concentrate... 

- vănhóa ( văn >) vănchương, vănhọc, vănnhân vănnghệ... (hoá >) hoáhọc, biếnhoá, hoáthân, hoágiải....

- culture (Latin cultura, cult >) cultivate, cultured, cultivable, cultivate, cult....

- information, inform, informant, misinformation, illiterat, literacy, litterary, literature, intelligence.v.v.... 

từ nào cũngcó ngữcăn của nó hết, nhưng cáchcắt rờira của bạn đã vượtquá phạmtrù hìnhvị nên cơhồ chúng chẳng cónghĩa gì cả.

Từ kháiniệm tự, khi chuyểnqua từ (đây nóivề từghép do những tựđơn tạothành), phầnlớn chúng sẽ kếthợp hìnhthành những kháiniệm mới. Ðôikhi, nhấtlà trong tiếngHánViệt, bạn khôngthể sửdụng những "tự" đó mộtcách độclập dễdàng vì nó phải nằmtrong kếtcấu từghép mới mang ýnghĩa hoànchỉnh. Trong tiếngViệt, những từ HánViệt mỗi âmtiết hay vần đềucó ýnghĩa vì chúng mang gốcHán, là một ngônngữ từthuở có văntự là moệ ngônngữ đơnâmtiết, mỗi từ hìnhkhối (phươngthể) đềucó ýnghĩa riêng của từng tự (chữ). Cái tổngthể khôngphải là tổngsố của những cáp đơnlẻ gộplại --  ta cần phảibiết tưduy mộtcách kháiquát và trừutượng hơn mới nhìnthấyđược cáibiêngiới và hìnhthái mới của những từghép (compound).

Tuynhiên, ở đây chúngta thảoluận về từ, chứ không phải tự.

Thêmvàođó, cáchviết chínhthức trong những nghiêncứu vănhoá nghiêmchỉnh ngườita thường gạchnối những vần trong từkép và từghép lạivớinhau: ngôn-ngữ-học, học-giả, quốc-gia, trung-tâm... Nếu lấy đây làm tiêuchuẩn bạn thử sosánh với cáchviết ghép nhưlà ngônngữhọc, họcgiả, quốcgia, trungtâm... Theo ý bạn cáchviết nào trungthực và tiệnlợi hơn? Hơnthếnữa, trong tiếngViệt một tự cóthể là từ nhưng cũng cóthể chỉlà âmtiết khôngcòn giữ ýnghĩa hoặc ýnghĩa banđầu hoặc nguyênthuỷ nữa. Nhũng thídụ từ songâmtiết dướiđây là mỗi từ trọnvẹn, là một hìnhvị:

mồhôi, cùlần, cùlét, cùrũ, càlăm, càgiựt, càmràm, mõác, màngtang, mồcôi, bồcâu, lạcđà, sưtử, bângkhuâng, bỡngỡ, bồihồi, xíxọn, .....

và từ songâmtiết sauđây mà trongđó mỗi từ gồmcó hai hìnhvị: bắtcóc, coicọp, ăntiền, đánhcá, hoahồng, cắtcổ, ănđòn, tróibuộc, cởimở, làmtiền, chịutrận, mấtmặt, lòiđui, cắmdùi, lãnhđủ, ănthua, chạychọt, điđái, điỉa.... (sosánh ýnghĩa khác của những từ viết rờira 'bắt cóc', 'coi cọp', đánh cá', 'hoa hồng'...)

Từkép (âmtiết khôngthểdùng độclập) và từghép (từ những chữ cóthể chứa ýnghĩa riêng) tươngtự kểtrên trong tiếngViệt rấtnhiều và bạn có nghĩlà chúng mang tính songâmtiết không?

Còn chuyện cấutạo từ mới bạn đềnghị là nên vậndụng các thanhđiệu và vần trong tiếngViệt để khỏi tạo từ đaâmtiết thì chuyện nầy cơhồ nói chovui chứ làsao bạn tạora được chữ mới bằngcách nầy ngoạitrừ những chữ ngoạinhập như "bốt" (boot), "bai" (byte), "chíp" (chip) "bo" (board), phông (font)?.... Bạn cóthể tựnhiên đặt một vậtgìđó mới tên là "trĩm" hay"nhửng" chẳnghạn, nhưng nhưvậy có khoahoạc và hợplẽ không chodù trong tiếngViệt ta vẫnchưa tậndụng hết các thanhvận, thídụ như chẵng, chởn, cuổng, luổn chẳnghạn.... 

Tómlại, bạn phải chấpnhận một thựctế là tiếngViệt đã được đaâmtiếthoá (đúnghơn là songtiếthoá) và sẽ đi conđường nầy vì khôngcòn lốinào khác, thídụ lậptrình, xửlý, dữkiện, tinhọc, đahệ, băngtần, lànsóng, ngânhàngmáu (có "máu" chứ làmgì có "ngân"!), vimô, vĩmô, nốimạng, liênmạng, truycập, v. v. và v.v....

Còn chuyện bạn làmbàn đến cáchviết chữHán thì bạn, cũngnhư nhiều ngườikhác, đã lầm, thựctế là chữHán ngàynay là một văntự vừa kýâm vừa tượngnghĩa -- trên 90 phầntrăm số chữHán thuộc loại hìnhthanh trườnghợp này. Tuy nhìn chữ không đọcđược âm chínhxác nhưng vẫn cóthể đoán, giốngnhư khi bạn gặp từ lạmắt trong tiếngAnh vậy. Thí dụ:

phòng (buồng) (đọc "phảng")
phương (vuông) ("phang")
phàm (buồm) ("phản")
phảng("phàng")
phóng (buông, bắn) ("pháng")
phòng ("phảng")
phường ("fảng")
("ku")
cổ ("kù")
cố ("kú")
cố("kú")
("chü")
cứ ("chü")
khổ("khù")

v.v. và v.v.... 

Sỡdĩ tôi cũng muốn lạmbàn thêm về chuyệnnầy là bởilẽ muốn gợiý về mốiliênhệ giữa hai ngôngữ Hán Việt -- các nhàngônngữhọc trên các đạihọc lớn trênthếgiới đều nhìnnhận tiếngHán là một ngônngữ đaâmtiết, và trongkhiđó khotừvựng tiếngViệt chứa rất nhiều từ HánViệt và HánNôm (từ Hán biếnthành Nôm) rấtnhiều -- bấynhiêu đó cũng đủ để đưara kếtluận rằng tiếngViệt là một ngônngữ đaâmtiết, hayđúnghơn là ngônngữ songâmtiết. Cũng nhờ  thứ văntự phươngthể nầy mà Trungquốc thốngnhất được đấtnước họ trên 2000 nămnay nếu không thì nước nầy đã trởthành một "Âuchâu" thứhai rồi.

Còn cáichuyện haimươi năm trước nhànước sailầm trongviệc cảicách y dài (mang âmtrị [ei] như trong "tinh" /teinh/, "thuý" đọc /t'wéi/, "kỷ" đọc /kẻi/...) và i ngắn(lại mang cảhai âmtrị [i] như trong "tin"/tin/, "xin" /sin/, và [ei] trong "ti" đọclà /tei/, "hi" đọclà /hei/...) là chuyệnkhác. Bạn bỏ những consâu đó trộnchung vào một nồicanh rồi nói cảicách, cảiđắng, cảitrắng... loại cảitổ nào cảitớicảilui cũng hỏnghết, thì lýluận nầy không đi đếnđâu hết!

dchph


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | www.vny2k.net | www.msool.com | editor@vny2k.com


For comments or questions, please email to webmaster@vny2k.com.