Return to front page!

One-time fee web hosting!


 

BÌNHLUẬN

"Sửađổi 
Cáchviết TiếngViệt"
 

Author: Phạm 
(---.proxy.aol.com)
Date:   Friday 03-08-02 10:15 (PST)

Kính thưa quý vị,

Tôi thuộc lớp người "tuổi quá 70, mắt mờ tai điếc", tuy không được học "tiếng Việt" một cách nghiêm túc, lúc nhỏ phải học chữ Nho, chữ Pháp ở trường. Trong quá trình học hỏi, gặp biết bao gian khổ. Tự học chữ Quốc ngữ không mấy khó khăn bởi nói và nghe "tiếng Việt" từ thuở bập bẹ "ba ba má má" tới ngày nay. Cha mẹ ngoài việc lo chén cơm, manh áo còn khuyên dạy phải "nói tiếng Việt, đọc và viết chữ Việt" dù phải học tiếng Tây tiếng Tàu . Nghĩ lại cơm cha áo mẹ công thầy! Công cha, nghĩa mẹ là vậy, sao mà quên được. Vì không có căn bản học "tiếng Việt" như liệt quý vị Tran, Đoan Hùng, PCDong, v.v., nên tôi có rất ít thầy . Trong số hiếm hoi đó có Trương Vĩnh Ký, mà Trần tiên sinh gọi nôm na là Đại Việt Gian. Trần tiên sinh có vẻ là một kẽ cả, học thức huyên thâm, đáng kính mến lắm thay, có thể là thầy của tôi đó. Thầy là cha mẹ, dạy sao nghe vậy . Thầy Trần và Đại Việt Gian đều là thầy đáng quý cả. Học chữ Hán chữ Nôm, nhưng có nhiều chữ Nôm đọc không được, nhờ thầy Đại Việt Gian phiên ra QN mới mở trí ngu được phần nào . Nếu mấy lời tâm huyết có điều thất kính xin thầy Trần tha lỗị Vạn tạ! Vạn tạ!

Hình như tôi viết sai đề, mãi mê "cái tôi đáng ghét" mà bị lạc hướng. "Cải cách tiếng Việt" là điều đáng làm, dù không ai đề xướng "tiếng Việt" cũng tự canh cải . Kể từ thuở Đại Việt Gian đến thầy Trần bây giờ, "tiếng Việt" thay hình đổi dạng trở nên trong sáng hơn. Lành thay! Các học giả như Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Đình-Hoà v.v. đã khởi xướng nhiều canh cải trong "tiếng Việt". Mới đây thầy Trần và ngài PCDong đề xướng cải cách "tiếng Việt" lại dùng Diễn Đàn chữ Nôm. Bài của ngài PCDong tràng giang đại hải, hình như viết bằng "tiếng Việt" nhưng có khá nhiều chỗ tôi không dám đọc, bởi có nhiều chữ lạ lùng hay quá mới đối với tôi . Nghĩ lại cho kỹ là thân già nầy không theo kịp giòng nước đang trôi mà buồn. Mắt mờ, làm sao đọc được lời vàng ngọc của Ngài PCDong. Tiếc thay! Hình như một trong những ý nghĩ cao đẹp là canh cải tiếng Việt cho thích nghi với thời đại điện tử điện toán. Hơn hai thập niên lăn lộn trong nghành điện toán, hưu trí non bảy năm, nay đã bị các vị như PCDong, Đoan Hùng, thầy Trần bỏ đi rất xa . Nhớ ngày nào phải học ngôn ngữ Algol, lần lữa đến C++, Java ... Còn vài công việc chưa hoàn tất, nay biết được các bậc thông thái PCDong, Doan Hùng, và thầy Trần, mong được thấy các vị làm mấy việc này song song với việc xỏ xâu tiếng/chữ Việt. Chữ Anh (và các chữ Âu châu khác), chữ Nhựt, chữ Hán đều có OCR diễn dịch qua Scanners. Chữ Việt thì chưa thấy . Riêng tôi có phát hoạ với một số bạn bè giảng dạy tại các trường đại học tại Pháp, Đức, định hợp tác làm nhu liệu nêu trên cho chữ Việt. "Thiên các nhứt phương", ai cũng có việc riêng phải làm vì sinh kế. Thế nên "giấc mộng chưa thành". Chữ Việt xỏ xâu khó processed (xin lỗi tôi không biết tiếng Việt tương đương) hơn chữ Âu châu nhiều (bởi số dấu ít hơn trong chữ Việt), khó hơn chữ Hán, xét riêng từng đơn vị. Theo thiển ý, quý ngài PCDong, Đoan Hùng, thầy Trần nên bắt tay vào việc tạo tác Database(s) cho tiếng Việt, hỗ trợ OCR Việt bằng một số thảo chương với coding ước lương vài triệu dòng. Được vậy, tiếng Việt xỏ xâu do quý vị đề xướng và cổ động mới có cơ thành tựu . Nếu mãi tranh cãi xem ai thắng ai bại, xin quý vị về trang nhà của Ngài PCDong thì hợp lý hơn, để diễn đàn chữ Nôm được yên ổn, bàn luận học hỏi . Chỉ nói suông, cổ động ầm ạc xỏ xâu tiếng Việt ... tôi thấy "thì thần vị đáo". Cái hay của việc xỏ xâu chắc là có, nhưng hậu quả tai hại, đối với hàng "thất thập cổ lai hy" của chúng tôi chắc cũng có. Thử tưởng tượng một ngày nào đó, mong ngày đó không đến với tôi, các sách báo, văn từ đều dùng chữ Việt xỏ xâu theo như kiểu PCDong, thì chắc có người phải bỏ tiếng/chữ Việt. Buồn thay! Ngót bảy thập niên trân trọng nay phải bỏ đi thì còn đoạn trường nào hơn được. Hồi nhỏ mê đọc bộ sách tràng giang "À la recherche du temps perdu" của Marcel Proust, mỗi đoạn dài đẳng, có chỗ hơn mấy trang, nhưng không mõi mắt, vì chữ Pháp tuy đa âm nhưng không nhiều dấu như chữ đơn quý mến của chúng ta . Dầu vậy tới tập cuối "Le temps retrouvé",non 500 tang, mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, cả năm mới hoàn tất. Hình như có người đọc không nổi Chinh Phụ Ngâm theo lối PCDong, và vị này chắc không vào hàng cổ lai hy mà đã vậy sao ? Vị đó chắc đã đọc Chinh Phụ Ngâm trước rồi kia mà. Rất mong ngài PCDong, thầy Trần, v.v. lắng nghe tiêng kêu than mà trang bị công cuộc cải cách hầu phục vụ mọi người, hơn là dùng văn tài áp đảo "đối phương" để giành phần thắng! Mong lắm vậy thay! Xin cám ơn quý vị đọc đến dòng này, và cũng xin cám ơn Trạm trưởng Diễn Đàn Việt Học cho phép trình cảm nghĩ của một người già lạc vào nơi tân học.

Kính bút.
Phạm

 


Author: Tran 
(---.sbphrd.com)

Date:   Friday 03-08-02 12:16 (PST)

Ông Phạm,

Bài của ông dài quá! tôi sẽ đọc hết và trả lời, đang bận việc trong sở nên chỉ vắn tắt đôi điều về chuyện Trương Vĩnh Ký. Nếu phiên âm ra quốc ngữ thì phải khen chơ! Chỉ có điều là Trương Việt Gian có mấy thư mời thực dân Pháp vô chiếm nước ta Nam Kỳ với Bắc Kỳ mới là tội trọng. Trương Việt gian hợp tác với Tây rình mò chuyện triều đình nước Nam đem méc lại với Tây làm sĩ phu nhiều phen khốn đốn. Giá như không có họ Trương nhiệt liệt thuyết phục bọn Tây vào nước thì đợi nó chần chừ thêm khoảng đôi ba chục năm khi chủ nghĩa thực dân thoái trào thì nước ta không bị nô lệ nhục nhã như vậy. Phạm tiên sinh có học chữ Tây thì kiếm mấy bức thư của họ Trương mới căm hận cái thứ mọt nước này ngút trời ngút đất.

Còn chuyện chữ Nôm, Quốc ngữ, cần chi mà phải hạ mình cậy vô chữ quốc ngữ của họ Trương phiên âm mà biết ơn về chuyện nhận thức văn hóa. Nếu không có họ Trương bồi Tây táy máy thì biết đâu bây giờ ai ai cũng biết đọc Hán Nôm mà đọc cả chữ ab, Tây Mỹ như thường.

Lan man, phân tích cái chuyện biết ơn này thì tôi đây dù ghét cay ghét đắng Bok Hồ vì giả nhân giả nghĩa nhưng tôi cũng phải biết ơn Bok Hồ, vì sao? Vì thiệt ra Bok Hồ đã khuấy loạn về chính trị khiến dân tình điên đảo ngược xuôi, ông bà, cha mẹ tôi nhân tán loạn theo luồng đó mà đụng nhau rồi sinh ra tôi. Thế nên nói biết ơn người trước vì không có người trước thì mọi sự tồn tại cá nhân trên xã hội này nó không y nguyên như mình đang tồn tại. Thế nên, Phạm Tiên sinh nên tri được điều này mà bớt bồi hồi về sự biết ơn. Không có Bok Hồ thì sẽ không có rất nhiều người trên trái đất hoặc là bộ mắt xã hội sẽ khác mà không thể nào so sánh được sự tồn tại song song của từng cá thể. Biết ơn Trương Vĩnh Ký hay không cũng chỉ nằm trong khái niệm này. Nhưng nếu không có Trương thì mọi sự như viện Việt học này cũng khác. Ông và tôi cũng khác. Ông chỉ tùy vào cái ngọn gió quốc ngữ để biết ơn thì tuỳ, nhưng nếu ông nhìn xa và sâu hơn thì sự biết ơn này vô nghĩa vì không thức này, cũng thức khác cái đại thể như khí hậu, tứ thời sinh ra mưa ra gió - đó là luồng văn học Việt Nam bất kể bằng văn tự gì cũng vẫn tồn tại. Một người bình thường như ông và tôi nếu có vẫn phải đọc phải viết phải giao lưu. Nhân nói cái sở đoản của chữ Quốc Ngữ mà dân ta không còn liền mạch với văn hóa cũ thì rõ như ban ngày. Cái việc chuyển hệ chữ như họ Trương là việc dư thừa, không cần thiết như chúng ta đang nghĩ đây. Còn ai đó cứ ngợi khen thì tự do mỗi cá nhân, mà có thể sự lười biếng tư duy mà sinh ra vậy.

Hy vọng sẽ có giờ giải tỏa uẩn khúc của sự ơn nghĩa này. 


From: "vagrant" <xxx@hotmail.com

Date: Thu, 4 Jul 2002 19:58:10 +0200 

Kínhgửi anh.
Xin lỗi đã không phúcđáp bài viết của anh sớm, vì thúthật văn học không thuộc sởtrường của tôi nên tôi đành thấtlễ với anh vậy. 

Tuynhiên, tôi hoàntoàn tánđồng những lỗlực muốn cảicách tiếng việt của anh, vì thưa anh tôi đã đọc những bài anh viết và NgCường; có tính cách thuyếtphục và hợplý.

Trước kia, vì phải tra tưđiển nhiều đồngthời ghichú bằng tiếng việt dàidòng nên tôi viết tắt cho gọn, riết rồi trởthành thóiquen. Bởi vậy, 
học bất cứ thứ gì đều do thói quen cả. 

Tómlại, với lỗlực các anh đang làm tôi nghĩ nếu được quảngbá nhiều thì sẽ được hậu thuẫn nhiều. Tuynhiên, trong quátrình cảicách các anh sẽ phải đươngđâu với nhiều trởngại, phảnkháng. Tómlại tôi xin kếtthúc câu trăntrối của triếtgia Schopenhauer: " Nếu cứ chạy từ sáng cho đến tối tất phải khát".

Anh đã dịch xong quyển Sửký TưMã Quang chưa ? Nếu xong mong anh cho biết đặt mua ở đâu?

Kính 
Lean Kha 

BÌNHLUẬN

Sửađổi 
Cáchviết TiếngViệt

Author: Đặc Cán Mai 
(---.3web.net)
Date:   Saturday 03-09-02 09:08 (PST)

Cụ Phạm,

Cụ đã đoán trúng, cháu chỉ là hàng hậu bối ở tuổi con cháu của cụ .. Sinh hoạt chuyên môn lại không ở trong các ngành ngôn ngữ và điện toán nên cháu đã rất thận trọng khi phát biểu ý kiến riêng của mình trong đề tài Cải Cách Tiếng Việt. Cháu đã biết đề nghị viết dính các chữ với nhau như kiểu chữ tây phương từ nhiều năm trước nhưng đã không lên tiếng vì tôn trọng và cũng vì, như đã nói, cháu không có chuyên môn về ngữ học, nên không dám lạm bàn. Tuy nhiên khi thấy vấn đề được nêu ra như thể là một chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật (viết "email" dễ hơn, dễ "search" hơn, v.v..), cháu đã không thể nào giữ im lặng được, đã phải lên tiếng .. Sự việc "cải cách" mà vì các vấn đề "kỹ thuật" như đã nêu, thật ra chẳng khác nào như một người vừa mua được quần áo may sẵn, nhưng vì kích thước của thân người to lớn hơn bộ quần áo, người đó phải nhịn ăn (diet) để cho thân người nhỏ lại với hy vọng cho vừa bộ áo quần vừa mua . Người đó lại còn hô hào sự "diet" đó cho kẻ khác, nói rằng "diet", ngoài vấn đề quần áo, còn giúp cho .. tốt phổi .

Cũng có người nên lên vấn đề trên như "làm giàu" tiếng Việt . Xét ra chữ QN đã được sử dụng chính thức 60 năm (từ thời chính phủ Trần Trọng Kim). Về chiều rộng, chữ QN đã phổ biến rộng rãi trên cả nước. Về chiều sâu, vẫn chưa có một tác phẩm viết bằng QN có thể so sánh được với "Bình Ngô Ðại Cáo", "Kiều", "Chinh Phụ Ngâm", v.v.. Thế nhưng thay vì tìm cách phát triển về chiều sâu này, người ta đã tìm cách thay đổi tự dạng. Mấy năm trước, cháu thấy nhan nhản các lối viết như "em of anh", "fường đội", "nhân dzân", v.v.. Khi hỏi đến các quí vị đã dùng các chữ trên thì cháu được trả lời nhưng câu đại loại như "làm giàu", " lớp già các ông hãy để lớp trẻ ..", "tiến bộ", "cải cách", .. Cứ như thể là cháu đã rất già, hủ lậu, cản ngăn sự tiến bộ của loài người .. Gần đây có nhiều vị lại nói "không cải cách thì không tiến bộ" ! Ðọc hàng chữ này, cháu cảm thấy các vị đó dùng từ quá "độc". Thôi thì cháu đã ở vào vị trí của kẻ "phản tiến bộ", thì đành phải .. vậy thôi .

Cháu lại nghĩ rằng "cải cách" thì cũng tùy theo chỗ mà làm. Ví dụ như về hình thức chữ QN đã phổ biến rộng đủ, từ Bắc chí Nam ai ai cũng biết, ai ai cũng chấp nhận. Nhưng về nội dung, mặc dù chữ QN có thể diễn tả các vấn đề trù tượng và hữu hình, thì vẫn có nhiều sai biệt cần phải giải quyết như chính tả chưa thống nhất, ngữ pháp, văn phạm chưa thật rõ ràng. Và về phương tiện điện toán, tin học cho chữ QN thì vẫn chưa có gì . Theo lẽ đó, hướng "canh cải" phải là chỉnh đốn thống nhất chính tả, sửa đổi hợp lý hoá ngữ pháp và văn phạm, nghiên cứu, cải tiến các phương tiện điện toán và tin học để ứng dụng cho chữ QN (như là làm sau để viết được chữ QN trên email, có dấu rõ ràng, ai cũng đọc được). Có làm được như vậy thì mới thật là làm giàu cho tiếng Việt, còn ngoài ra, nếu không gây hại thì cũng là thừa thải và phí công mà thôi .

Việc viết dính chữ với, thật ra cháu đã dùng "hàng ngày". Trong chỗ làm của cháu, để giúp cho một nhân viên tính toán những dữ liệu thí nghiệm sử dụng máy "computer" dễ dàng hơn (ông này vốn nguyên là một giáo sư hóa học người Nga và chỉ có một cánh tay), cháu và các đồng nghiệp đã tạo những "keywords" bằng cách viết chữ dính vào nhau, ví dụ như "OffOnOff, OnOffOn, FastFrequency, RatioDependence, AmyloidPeptide, NonStandardPipetteSolution, v.v..". Thế nhưng trong các bài gởi đăng trong các "journal", cháu vẫn ghi rời các chữ đó ra . Vì tất cả các nhân viên trong chỗ cháu làm đều không cho đó là một sự "cải cách" mà chỉ là một sự "tùng quyền" mà thôi . (cháu ghi điều này ra không có một ý nghĩ nào khác hơn là muốn nêu ra rằng trong vấn đề "viết chữ dính" cháu không phải là kẻ "hủ lậu" -- tuyệt đối không có ý nào khác). Việc viết dính chữ cháu chỉ xem như một phương tiện để vượt qua một trở ngại kỹ thuật nhất thời, không thể là một cải cách ngôn ngữ được.

Ngày còn bị giam, cháu có quen rất thân với một vị tu sĩ Phật giáo trẻ . Ông này rất dễ mến, lại tinh thông y lý .. Ông đã giúp cho nhiều người bệnh trong trại giam, từ tù nhân đến các "cán bộ quản giáo". Nên ai cũng quí mến ông. Khi được thả về, chính quyền không cho phép ông được ở thành phố (hcm) mà bắt ông đi "kinh tế mới" ở một vùng gần Long Thành. Sáu tháng sau, ông thầy tu này bị đói và .. bệnh mà chết. Khi đó chính quyền địa phương đã cấp cho ông một cỗ ván (cái áo quan, quan tài, cái hòm, v.v..). Khốn nạn và trớ trêu thay, cỗ ván được cấp lại ngắn hơn ông .. một tấc (tuy ông chẳng mấy gì gọi là cao, 1 mét 65). Cháu và xóm giềng gần đó như những người thân duy nhất của vị thầy tu này đã phải đắn đo trước sự khó khăn này: 1) chôn ông trong tư thế co chân; 2) chặt chân cho vừa cỗ ván ; 3) mua cỗ ván mới; 4) đi xin chính quyền cấp lại một cỗ ván khác ; 5) tìm cách sửa cỗ ván cho vừa với ông ; 6) tìm cách đóng cỗ ván cho ông ; 7) tìm các phương tiện khác .. Sau hơn nửa giờ thảo luận, xóm giềng tốt bụng đã làm cho ông một cỗ ván bằng những tấm ván ép che nhà mà họ đã đem theo lúc đi "kinh tế mới". Câu chuyện này chẳng có liên quan gì đến việc "viết chữ dính", nhưng có chỗ tương tự là nếu yêu mến một điều gì thì ta hãy bảo vệ điều đó, đừng ép nó cũng như đừng chặt nó ra từng khúc .. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chết, không thể ví như cái xác chết được, nhưng đã yêu mến nó thì hãy tìm phương tiện tốt cho nó .. Ðừng vì một phương tiện tồi, mà bắt ép chữ lại với nhau .. vì việc đó có thể gây thêm sự chậm trễ cho việc canh tân dân trí, và có thể có những ảnh hưởng xấu cho sự liên tục của văn hóa, văn minh Việt Nam ..

Kính,
Trò Dốt Lê Hạ Mục


From:"LX Dong" <---@fptnet.com>
Wed, 10 Jul 2002 05:35:40 -0700

Chào bạn!

Sau khi đọc bài

"Sửađổi Cáchviết ChữViệt
Haylà ChữViệt Năm 2020"

Tôi thấy rất hay!

Nhưng, với những lời lẽ đầy thuyết phục, kiến thức sâu rộng như vậy mà lại đề xuất một ý kiến, có vẻ như là rất nhỏ nhặt và rất mang tính hình thức.

Sinh viên, có lẽ là một trong những tầng lớp trí thức đông đảo nhất của dân tộc. Hiện nay, trong chương trình bắt buộc, sinh viên phải học môn "Tiếng Việt". Bạn cứ khảo sát sơ qua tình hình học tập của sinh viên thì biết: Những gì cơ bản nhất về ngôn ngữ học và Tiếng Việt đang được các bạn chật vật nắm bắt.Tình hình ở trên cao học cũng vậy. Những thứ tưởng rất cơ bản về tiếng Việt mà vẫn cứ phải vất vả...

Dân ta trình độ dân trí nhìn chung tuy đã khá nhưng vẫn còn rất thấp. Cải cách giáo dục là chủ trương lớn và đúng đắn mà khi thực hiện đã rất lọng gọng.Những thứ thực tế và cấp bách như vậy mà đã làm chưa xong, nói chi đến việc thay đổi thói quen viết chữ như ý kiến của bạn. Tôi rất trân trọng ý kiến của bạn, và tôi cũng không phải là "cao nhân" phản bác ý kiến của bạn.Tôi chỉ muốn nói là nó quá sớm và rất khó khăn khi thực hiện (không tưởng).

 


Trảlời của dchph:

Chào bạn Dong:

Cảmơn bạn đã gópý vào vấnđề cảicách chữViệt.

Tôi hiểuý bạn về vấnđề chuyệnlớn cảicách chưaxong thì những chuyệnnhỏ như cảicách cáchviết cónghĩa gìđâu? Nhưng chuyện sinhviên yếukém về môn TiếngViệt không cảntrở việccảicách cáchviết đaâmtiết chữViệt mới. Khôngchừng cảicách sẽ làmcho họ kháhơn không trong lãnhvực nầy? Tạisao?

Ðúngnhư bạn nói, cảicách chữViệt cơbản là cảiđổi về mặt hìnhthức. Hìnhthức mới viết theo cáchthức đaâmtiết sẽ giúp trínão xửlý thôngtin nhiềuhơn và nhanhhơn. Chắcchắn là nhưvậy. Cáchviết mới sẽ đàoluyện tríóc trẻcon từnhỏ một thóiquen tưduy trừutượng và tổnghợp, một khảnăng cầnthiết trong việchọctập, nghiêncứu, và khoahọckỹthuật.  

Những người tinhthông một ngoạingữ nàođó (do tiếpcận với cáchviết đaâmtiết, còn cáchviết tiếngViệt rờirạc sẽ chora một bộóc "đơnâmtiết") chắcchắn đã lĩnhhội về điềunầy mộtcách tườngtận (cáchviết tiếngÐức là một thídụ điểnhình, chỉcần liếc một cái tiếpnhận ngay một "luồng" kháiniệm!) Và khảnăng tưduy nầy đã giúp họ thànhcông trong nhiều lãnhvực từ họchành chođến các kỹnăng khác trong đờisống khác. Thử nhìn xungquanh bạn xem, cóphải nhưvậy không?

Tôi có bànvề vấnđề nầy khánhiều trong bản tiếngAnh "Vietnamese2020 Writing Reform Proposal" (DRAFT) mà chưa códịp hiệuđínhlại bản tiếngViệt. Hyvọng được bạn đểý tìmhiểu.

Trênđời đôilúc có những chuyện "khôngtưởng" mà trởthành sựthật. Tôi chấpnhận hysinh mộtphần thờigian trongđời mình cho chuyện "khôngtưởng" nầy vì cảmthấy sựcảicách sẽ manglại những íchlợi rõrệt và thiếtthực cho nướcnhà. Nếu nóilà cóhại hoặc khôngcólợi, anh cóthể đưara một vài lýdo chăng?


Kínhgởi anh Lean Kha:

Cảmơn anh viếtthư khuyếnkhích nỗlực vậnđộng cảitổ cáchviết chữViệt. Một anủi rấtlớn trong cuộc hànhtrình côđơn nầy. Những chốngđối và phảnkháng là những gì tôi đã ướcđoán sẽ có, chẳng làmcho tôi nảnlòng chútnàocả. Diễnđàn bên Việthọc không tiêubiểu cho sốđông cầutiến và hiểubiết.

Ðãlâu tôi chưacó thờigiờ để tiếptục dịch bộ Sửký Tưmã Quang vì 
ngườiđọc rấít. Tôi khôngcó ýđịnh xuấtbản thànhsách, chỉ đăng trên 
trangnhà vny2k.com mà thôi. Vì tôi nghĩ đâylà một phươngtiện truyềnthông rất rộngrãi trong thờiđại của chúngta và rấtít tốnkém. Chỉ tiếc là tựmình không đủ khảnăng và thờigiờ làmgì cả.

dchph

Xinmời xemtiếp

 

 

Ðọcthêm Ýkiến của Ðộcgiả khác


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

This website advocates the use of Vietnamese2020 for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.net | hocthuat.org | sangtac.net | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2007  www.vny2k.com.
All rights reserved