Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

Lịch Sử Việt & Địa Chính Trị
:: Diễnđàn tiếngViệtTảnmạnVấnnạn của chúngta....
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
Cuong Nguyen

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Nov.14.2009
Nơicưtrú: Sacto US
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
Lịch Sử Việt & Địa Chính Trị

Trong vài thập niên vừa qua, trước nguy cơ Việtnam bị đe doạ xâm phạm chủ quyền quốc gia trên đất liền cũng như ngoài biển Đông Hải, nhiều bài viết về lịch sử của các nhà nghiên cứu hay học giả đã đưa ra một số quan điểm và nhận xét khá thú vị, về những lý do tồn tại của VN trong mấy ngàn năm qua mà không bị Hán-hoá hay mất nước như hầu hết đa số các sắc dân khác thuộc hệ Bách-Việt trong vùng Hoa-Nam.

Theo đúng như nội dung của các bài viết, có vài lập luận chính và quan trọng nhất được đưa ra sau đây giải thich lý do tại sao đất nước Việt Nam vẫn còn đứng vững và tồn tại sau mấy ngàn năm:

* Địa lý thiên nhiên: Dãy núi “Ngũ lĩnh” (?) và những rặng núi cao phát xuất từ Hy-mã-lạp-sơn chạy dài hơn cả ngàn cây số hướng Tây-Bắc Đông-Nam dọc theo biên giới Hoa-Việt và những vách núi cao cuả dãy Trường sơn đã là những thành trì thiên nhiên ngăn chận hửu hiệu các làn sóng xâm lăng của nền văn minh Hán tộc đến từ phương Bắc.

* Lịch sử Nhân văn: Nhờ đã có một nền văn hoá vững chắc như phong tục tập quán và ngôn ngữ khác biệt, nhất là do “cái nghị-lực riêng và tính-chất riêng” cộng thêm tinh thần chống ngoại xâm bất khuất và dũng cảm của tổ tiên, đã bảo vệ và giúp cho ViệtNam được trường tồn.

* Văn minh loài người với các tổ chức về công pháp quốc tế cũng như hiến chương Liên-Hiệp-Quốc sẽ can thiệp và ngăn cản, không cho phép “Nước lớn hiếp nước nhỏ” trong tương lai gần hay xa. Do đó, sẽ không có lý do để dân Việt lo sợ bị các cường quốc xâm lăng hay thôn tính.

Thiển nghĩ là tất cả các lý do nêu trên đều có lý và đúng, nhưng vẫn còn có một vài lý do hay yếu tố chính khác chưa được thảo luận rộng rãi hay cứu xét đến. Mặt khác, về những công trình nghiên cứu hay biên khảo nghiêm túc của các học giả trong lịch sử hay văn hóa Việt, dù cho có chính xác hay đúng sai thế nào đi nữa, vẫn còn có một giá trị ít nhiều về tính hàn-lâm hay học-thuật mà người đọc cần phải tôn trọng để tìm hiểu và học hỏi thêm. Do đó, để tránh những hiểu lầm không cần thiết, người viết muốn khẳng định ngay từ đầu mục tiêu chính của bài viết này không phải để “phản biện”, mà chỉ là mong muốn được đóng góp thêm một vài ý tưởng mới lạ khác cho rộng đường dư luận, quy về các chủ đề chính như đã nói ở trên.

Trước hết về địa lý thiên nhiên, theo đúng như các dữ kiện lịch sử tin cậy nhất được ghi lại trong bộ sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) hay từ văn bản chính sử của Trung Hoa, các rặng núi hàng trăm cây số chạy dài dọc theo biên giới Hoa-Việt hay ngay cả dãy Trường Sơn, thật sự đã không đóng góp gì nhiều trong việc ngăn cản bước chân cuả các đoàn quân xâm lược đến từ phương Bắc. Hầu hết các cuộc xâm lăng kể từ thời Mã Viện nhà Tần, nhà Hán, Tuỳ, Đường, cho tới các triều đại Nguyên Mông hay Mãn Thanh sau này, đều đã vượt qua các dãy núi cao đó và tiến về Thăng Long một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nếu có trở ngại hay thất bại, thì chỉ xảy ra một lần duy nhất khi Vua Lê Đại Hành (980-1005) đem toàn bộ lực lượng tinh binh lên sát gần biên giới để phục kích vào các chổ hiểm yếu và đã đánh tan quân nhà Tống tại ải Chi Lăng (981). Nhưng kết cuộc lại vẫn cho thấy rất hao tổn binh lính và tốn kém, nhất là phải tùy thuộc nhiều vào tài dụng binh thao lược cuả các Tướng sĩ nhà Tiền Lê. Thêm vào, đôi khi các dãy núi thuộc vùng biẻn giới với các cao điểm có lợi thế chiến thuật, lại dễ biến thành bàn đạp tấn công và đe dọa trực tiếp Thăng-Long Hà-Nội, một khi bị đối phương chiếm đóng hay vượt qua được. Cụ thể thí dụ cho thấy đã xảy ra khi chiến dịch Cao-Bắc-Lạng 1951 thất bại, chính phủ Pháp đã trực tiếp ra lệnh chuẩn bị cho việc di tản kiều dân Pháp khỏi Hà Nội, hay sau này trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc.

Riêng dãy Trường Sơn thì rõ ràng là có góp công phần nào, nếu kết hợp với một yếu tố thiên nhiên khác. Đúng hơn, yếu tố thiên nhiên ở đây không hẳn là những vách núi cao, mà chính là nhờ khí hậu hay thời tiết và độ ẩm thấp cuả vùng nhiệt đới, với những cơn gió Lào nóng khô khan và khó chịu từ mạn Tây-Bắc thổi về. Tất cả những gì vừa nói có thể được minh chứng qua lời khuyên của Hoài Nam Vương dâng thư lên Hán Vương ( 135. BC) : “...nay phát binh lấy lương, đi mấy nghìn dậm lại thêm rừng sâu tre rậm, nhiều rắn độc thú dữ, tháng hè mùa nắng, các bệnh thổ tả hoặc loạn phát ra luôn, tuy chưa từng ra quân đọ kiếm mà chết chóc tất đã nhiều rồi.” (ĐVSKTT, trg 148)

Nhưng yếu tố con người vẫn là chính. Dù thiên nhiên có giúp nhiều như thế nào đi nữa thì yếu tố quyết đinh sau cùng và quan trọng nhất tránh cho VN khỏi bị Hán-hoá vẫn thuộc về phần nhân văn, hay thuộc về phần trí tuệ cuả con người. Nhưng là trí tuệ nào? Câu trả lời có thể sẽ hợp lý và đúng hơn nếu chúng ta chịu nhìn lại và tìm hiểu rõ hơn thời kỳ “tiền sử” sơ khai mới lập quốc cuả dân Việt, trong thiên niên kỷ cuối trước Công-nguyên, từ thời nhà Chu (1060 +/- BC) đến thời nhà Hán(203+/- BC)

Như đã được dẫn chứng từ nhiều sử liệu, lần đầu tiên tên nước “Việt Thường Thị” được ghi vào trong sách Thượng-Thư Đại Truyện do có người đem dâng hiến chim “Trĩ” cho vua Chu Thành Vương(1063-1026 BC). Các sử gia (Ngô Sĩ Liên-ĐVSKTT) rất có lý khi cho đó là những người sứ-giả đến từ châu Cửu Đức (Nghệ An-Hà Tỉnh), vì các loài chim quí hiếm như Trĩ hay chim Công chỉ sống ở vùng rừng núi cao nguyên miền Trung trên dãy Trường sơn, không sống hay tìm thấy ở miền Bắc.

Sự kiện trên minh chứng được hai điều: Đã có một nền văn minh Bắc-Chiêm (hay còn gọi là Chăm-Pa), gần giống với Nam Chiêm hay Chiêm Thành sau này, khá hùng mạnh, xuất phát từ phương Nam và chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá Ấn(Hindu)-Hồi(Muslim). Di sản dễ nhận thấy về văn hoá còn sót lại là thanh âm giọng nói cuả người dân địa phương từ Thanh hoá cho đến Huế, đều có âm giai trầm sâu và nặng hơn các vùng miền khác. Thêm vào là phong tục đàn ông mang khăn quấn trên đầu và tục lệ ăn trầu chắc chắn không có nguồn gốc xuất phát từ các sắc dân phương Bắc thuộc dòng Hán tộc. Hai là, chính nền văn minh Chăm-pa tuy yếu kém hơn, nhưng cũng đủ sức mạnh để chặn đứng lại được làn sóng văn minh Hán đang lấn tràn xuống phương Nam trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, bắt đầu vào thời đại nhà Hán. Thêm vào, trong thời kỳ Bắc thuộc sau cùng gần cả ngàn năm, đa số các cuộc khởi nghĩa dành độc lập đều xuất phát từ các vùng miền Trung Bắc, từ Thanh-Hóa đến Quảng-Bình. Cụ thể như:

“... Năm 192, người bản địa quận Nhật Nam theo Khu Liên khởi binh chống nhà Hán và thành lập nước Chăm Pa độc lập. Lực lượng nhà Hán ở phía nam yếu ớt không chống nổi, bất lực trước sự ly khai của Khu Liên. Từ đó phía nam Nhật Nam trở thành nước Chăm Pa, tách hẳn sự cai trị của nhà Hán và các triều đại Trung Quốc sau này”.

(Wikipedia, Lịch Sử -Văn Lang, http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%A2m)

Một yếu tố chính quan trọng khác là do niềm tin tôn giáo. Các sắc dân chịu ảnh hưởng Hồi giáo thường có tâm lý bảo thủ và khá cực đoan, nếu không nói là quá khích để sẳn sàng “Tử vì Đạo”. Đặc tính trên của những người chịu ảnh hưởng văn minh Hồi giáo vẫn còn di truyền qua huyết thống của các sắc dân Ả Rập đang sống ở Trung Đông ngày nay. Nhưng trong cái khuyết điểm bao giờ cũng có cái hay. Chính nhờ vậy mà đã chặn đứng được làn sóng văn minh Hán đang ào ạt lan tràn, tấn công xuống vùng Đông Nam Á như chỗ không người, thôn tính và Hán-hóa hầu hết các sắc dân Bách Việt trong vùng Hoa Nam Hạ.

Một chi tiết khác về lịch sử cho thấy trong thiên niên kỷ cuối cùng trước công nguyên (AD), thực lực cuả các vua Hùng hay “nhà nước Giao Chỉ” lúc bấy giờ rất là yếu kém và ô hợp, chỉ có thể bao gồm vài chục bộ tộc cùng dòng họ đang sống rải rác dọc theo bình nguyên sông Hồng và có dân số khỏng quá vài chục ngàn. Do đó, các cuộc phòng chống xâm lược đến từ phương Bắc của các vua Hùng và các lãnh chúa hay các đời Vua sau, đều không thành công hay thất bại một cách nhanh chóng. Cụ thể minh chứng là ngay cả vài trăm năm sau, Mã Viện đã dễ dàng đánh tan các đoàn quân ô-hợp cuả hai Bà Trưng trong vòng chưa đến một tuần lễ.

Nhưng sau cùng thì “Hay” không bằng “Hên”. Yếu tố chính vẫn là “sự may mắn” của dân Việt, dựa trên nguyên tắc: “ Ta thắng chẳng phải vì tài giỏi hơn, mà vì Địch quá chủ quan xem thường đối thủ nên bị sơ hở”. Trong lịch sủ mấy ngàn năm của nhân loại, cả ba đế quốc La Mã, Mông Cổ và Âu Châu đã bị thất bại hoàn toàn khi muốn đi xâm lăng chiếm đất cuả thiên hạ làm của mình, vì bị phạm vào một lỗi lầm chiến lược rất nghiêm trọng. Đó chính là các đạo quân viễn chinh nói trên đã quên mang theo một vũ khí rất lợi hại: Đàn bà hay phụ nữ của nước họ.

Lỗi lầm nghiêm trọng chính cuả các đế quốc nói trên là do các nhà lãnh đạo hay vua chúa cứ nghĩ là trong khi xâm lăng chiếm đóng được vùng đất nào, thì cứ việc cho binh lính tự do chiếm đoạt, hay nhẹ nhàng hơn, ăn nằm với những phụ nữ hay đàn bà ở điạ phương đó. Họ tưởng là làm như vậy không những giúp cho binh lính giải quyết được nhu cầu tâm-sinh-lý mà còn giúp cho họ nắm vững và kiểm soát được tình hình dân chúng, nhất là làm tốt công việc truyền giống để đồng hóa cho nhanh các sắc dân địa phương khác, với mục đích ngầm là thuộc địa hoá dân địa phương, biến đất người thành đất cuả mình.

Thế nhưng không may là lịch sử đã chứng minh ngược lại, cho thấy đó là những tư duy chiến lược quá sai lầm trong tương lai. Điều mà các nhà nghiên cứu lịch sử gọi là làm công việc “góp máu” cho kẻ thù. Trước hết, binh lính của những đế quốc hùng mạnh đã vô tình làm công việc truyền giống thông minh hay chia sẽ bớt chất xám của mình cho các sắc dân địa phương chậm tiến và kém thông minh hơn đang bị họ cai trị hay đô hộ. Kế đến, những người con được sinh ra trong hoàn cảnh nói trên chắc chắn đa số sẽ được chăm sóc và gắn bó nhiều hơn với người mẹ, bởi lẽ đa số những người cha trong nhiều trường hợp đã bỏ lại con rơi khi phải về nước, hoặc ngay cả chưa nhìn thấy mặt con. Những đứa con bị bỏ rơi trong hoàn cảnh đó, khi lớn lên chắc sẽ không có cảm tình chút nào với người cha chưa biết mặt mũi và những người cùng quê hương xứ sở với người cha, nếu không muốn nói trong nhiều trường hợp sinh ra thù hận vì đã đối xử bất công hay tàn bạo với bà con đồng bào của mình. Hệ quả là sau một vài thế hệ, dất nước bị chiếm đóng hay đô hộ đó, đã có thể sản sinh ra được một lực lượng chống đối dũng mãnh và tài trí không thua kém gì các nhà lãnh đạo của “đế quốc xâm lăng”. Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, v.v của Đại Việt là những thí dụ tiêu biểu.

Thực tế kinh nghiệm cho thấy những cuộc “xâm lăng” chiếm đất thành công trong lịch sử thường được tiếp nối bằng các cuộc di dân quy mô, mà những người lính hay đàn ông và thanh niên đã đem theo cả vợ con đến sống và lập nghiệp luôn trên những vùng đất mới được chiếm đóng. Cụ thể như các cuộc nam tiến di dân quy mô của chúa Nguyễn trong các thế kỷ 17, 18, hay xa hơn, phong trào di dân qua châu Úc hay châu Mỹ trong các cuộc chinh phục và chiếm đóng đất đai cho các tiểu bang sau này thuộc miền viễn tây Hoa kỳ từ thổ dân da đỏ hay dân Mexico, trong thế kỷ 19.

Sau cùng, có những học giả kết luận về sự an toàn cho chủ quyền đất nước Việt Nam với lý do là sẽ được bảo vệ bởi hiến chương LHQ cùng các công ước hay hiệp ước quốc tế, nên không sợ bị các nước lớn uy hiếp hay các nước bá quyền xâm lăng chiếm đóng như đã từng xảy ra trước đây. Nhìn lại ý tưởng nói trên cho thấy đúng và hợp lý phần nào, nhưng thật sự là chưa đầy đủ và có thể còn thiếu sót rất nghiêm trọng. Lịch sử cho thấy trong vài thập niên vừa qua, đa số các nước bị tan rã hay mất chủ quyền quốc gia, tạm thời hoặc vĩnh viễn, phần lớn đều có một nguyên nhân chính là do “nội loạn”.

Hầu hết trong các trường hợp xảy ra “nội loạn” mới đây đều có chung một kịch bản tương tự. Bắt đầu bằng một nhóm hay tập thể nhỏ ly khai chống đối lại chính quyền địa phương để đòi hỏi công lý hay nhân quyền. Do chính quyền địa phương mạnh tay đàn áp nên làm cho nhân dân trong nước phẩn nộ và hàng chục nhóm ở nhiều nơi khác lập tức nỗi lên chống đối đồng loạt với cùng một lý do, tạo ra một sự hỗn loạn dân sự cực kỳ nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Chính quyền trung ương buộc phải xử dụng quân đội để trấn áp và dẹp loạn, gây ra cảnh đổ máu hay chết chóc quá nhiều làm chấn động dư luận cả thế giới, vv và vv.

Kết quả sau cùng của kịch bản trên sẽ cho ra một trong hai phiên bản sau: Nếu đất nước có nội loạn còn có thực lực vững mạnh, nhất là lãnh đạo còn có uy tín và được lòng dân, thì dù cho có chết chóc hay đổ máu nhiều bao nhiêu đi nữa, cuối cùng vẫn được trở lại bình yên, như biến cố Thiên An Môn hay những gì vừa xảy ra cho nước Syria. Ngược lại với tất cả những gì nói trên, nhất là khi người dân quá nghèo đói, đất nước quá suy yếu và bị chia rẽ mua chuộc bởi các thế lực của người nước ngoài, nên đưa đến cảnh tàn phá tan hoang và mất luôn chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang là chuyện không thể tránh được.

Lịch Sử không bao giờ là một câu chuyện cổ tích để đọc cho vui đối với những nhà lãnh đạo sáng suốt.

Nguyễn Cường
Sacto, 10/13


- Ngườihiệuđính: Cuong Nguyen vào ngày Oct.19.2013, 10:26 am

-----------------------------
Tôi ủnghộ phươngán cảicách chữviết đaâmtiết trong tiếngViệt.

Oct.19.2013 10:15 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Oct.19.2013.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com