Return to front page!

One-time fee web hosting!


HOME
<PREVIOUS

NEXT>
Academia Annamica
Vien Viethoc
Vietnamese Project
Word Translator
Heritage Photos
Asian Studies
Global Connection
Vietnamese Search
Tudien Anh-Viet
Vietnamese Culture
Vietnamese Studies
Vietnamese Literature
Vietnamese Readers
Web Articles
Vietnamese Project
Asia Resources
Virtual Library
Chinese Translator
Academia Sinica
Asian Studies
Chinese Classics
Chinese Dialects
Chinese Dictionary
Chinese Library
Chinese Characters
European Dictionaries
Chinese Resources
Language Database
Language Etymology
Mandarin Tools
Web Dictionaries
World Maps
Vietnam Maps

.

.

Bìnhluận

Cảicách 
tiếngViệt 

Author: Ly (---.cisco.com)
Date: Wednesday 02-27-02 10:02 (PST)


PCDong wrote:
> ...
> Bài 2
> -----------------------
> ...
> Nếuđể tựphát không ngưiờiđưadắt, tươnglai của chữViệt sẽ khôngphải ca'ch vie^'t nâ`y mà sẽlà tiengViet khongdau thongqua suphobien của dienthu email!


Tôi hoàn toàn không đồng ý với câu kết luận này của ông. Từ 1979, khi tiếng Việt lưu truyền trên mạng, câu hỏi đầu tiên của người xử dụng mạng lưới là: "Làm cách nào để đánh chữ Quốc ngữ có dấu", từ đó đưa đến sự thành hình của VIQR (VIetnamese Quoted-Readable) để giải quyết vấn đề ở thời điểm ấy. Như thế, cho dù không hoặc có sự "dẫn dắt", chữ Quốc ngữ không nhất thiết đi đến tình trạng viết không dấu như ông đã nêu.

Tình thân,
Ly Vuong



Author:  Mây (xxx.xx.net)
Date:   Wednesday 02-27-02 10:39 (PST)

Kính thưa quý vị .

Không biết những người khác có cảm tưởng ra sao khi đọc bức thơ của ông PCDong, chớ còn riêng trò Mây này mặc dù cũng có chỗ đồng và bất đồng quan điểm với ông PCDong nhưng mà riêng về mặt hình thức trò Mây thấy chữ khít rịt của ông ấy làm cho bài viết ngó sao mà " lăng quằng lít quịt "quá làm trò Mây thấy chóng mặt muốn ...xỉu liền hà...

Ông PCDong ơi !

Trò Mây vô trang nhà của ông thấy bài vở thì trò Mây thích lắm nhưng mà trò Mây ...hong có can đảm đọc hết từ đầu chí cuối bởi vì trò bị ...quay mòng mòng hoài hà ! Tiếc quá đi .

Trò Mâỵ


3

Author: 
Bắc
 (xxx.pacbell.net)
Date:   Wednesday 02-27-02 11:53 (PST)

a) Sự ghép chữ cũng đưa đến nhiều sự hiểu lầm như là không dấu vậy, cho vài thí dụ điển hình, lấy qua những chữ đã dùng ở bài viết trên:

dùimài: (dùi mài) hay (dù im ài) ?
thuyếtphục: "thuyết phục" hay "thu yết phục"
banháng: "ba nháng" hay "ban háng"
nguồngốc: "nguồn gốc" hay "ngu ồn gốc" hay "ngu ồ ngốc"

Vì thế, chưa chắc là lối ghép chữ "cải cách" này tạo sự dễ dàng cho sự xử lý văn bản bằng máy tính. Trong khi chữ quốc ngữ viết rời như hiện tại thì rất dễ dàng được kiểm lỗi chính tả với chỉ bằng một vài qui luật (rule based) đơn giản, (riêng bản thân tôi và bạn bè đã từng soạn ra nhiều rules để bỏ vào các module check lỗi chính tả, một trong những project của anh bạn tôi đã được Microsoft dọ mua).

Tuy nhiên nhìn qua cách viết chữ "cải cách" ở trên thì tôi nghĩ rằng "rule-based" không đủ, phải làm chung với "dictionary-based" nữa thì hy vọng mới có thể run spell check được.

Đó là nhận định của tôi về mặt kỹ thuật.

b) Về mặt khác thì tôi thấy người viết chữ Việt hiện nay viết rất dễ dàng, rất tự nhiên, không cần suy nghĩ. Trong quá khứ đã có những phong trào cổ xúy việc viết thêm dấu gạch ngang vào giữa các từ kép như "quốc-gia", "dân-tộc" v.v.... việc thêm dấu gạch này hợp lý về mặt ngữ học nhưng lại tạo khó khăn cho người viết, bởi thay vì viết ào ào ra liên tục theo mạch văn, thì nay người viết phải khựng lại để nhận định chữ nào là từ kép, chữ nào là từ đơn, chữ nào là từ hán việt để bỏ dấu gạch ngang cho đúng. Những sự khó khăn đó là nguồn gốc thất bại của việc thuyết phục đại chúng viết thêm dấu gạch ngang vào các từ kép.

Cách viết "cải cách" ở trên cũng tạo ra cùng chung khó khăn cho người viết như thế. Ngay cả người viết bài ở trên cũng gặp khó khăn như thế vì cách viết bất nhất: khi thì "sáchtây", khi thì "sách nga". Khi thì "khôngchỉlà", khi thì "không chỉ vì". Khi thì "nói đến", khi thì "nóiđến", v.v.... Không biết người viết bài ở trên có phải khựng lại ở từng chữ viết để quyết định là chữ nào nên ghép, chữ nào không nên không?

c) Thiết nghĩ mọi sự "cải cách" thì phải nhắm tới sự dễ dàng hơn, nhắm tới đại chúng hơn, thì mới là có ích, chứ nếu khó khăn hơn, "chính xác hơn" chỉ để thỏa mãn giới học giả thì sự "cải cách" loại này cuối cùng cũng thất bại mà thôi

Nếu Mao Trạch Đông không kêu các nhà ngữ học soạn ra loại chữ giản thể, ít nét hơn, tạo dễ dàng cho dân mù chữ học mà thay vì đó tạo ra loại chữ nhiều nét hơn, phù hợp với giới bác học hơn thì chưa chắc loại chữ mới phổ thông như ngày nay

Đó cũng là số phận của chữ La tin, một thứ chữ hợp lý, nhưng khó khăn để học.

"Dễ dàng hơn", "nhắm vào đại chúng" là những yếu tố cần thiết trong bất kỳ cuộc "cải cách" nào, chứ không phải là những điều ngược lại.


Author: 
DoanHung (xxx.pacbell.net)

Date:   Thursday 02-28-02 01:30 (PST)

Tôi đồng ý với PCDong về viết dính mà không đồng ý về sự không bỏ dấu . Tiếng việt có thanh điệu nên bỏ dấu rất khó nhận ra . Thí dụ như tôi phải suy nghĩ hồi lâu mới hiểu suphobien ! Sao không viết sựphổbiến , có phải là dễ đọc không.

Thí dụ mà LêBắc đưa ra cũng không hợp lý lắm vì nhu*~ng tru*o*`ng ho*.p kho' đo.c cu~ng i't khi xa?y ra .

thuyếtphục: "thuyết phục" hay "thu yết phục" , ai cu~ng hie^?u ngay la` thuye^'t phu.c !

Ne^'u kho^ng pha^n bie^.t đu*o*.c ta co' the^? the^m da^'u ga.ch no^'i nhu* mo^.t tru*o*`ng ho*.p ngoa.i le^ .

Vie^'t di'nh tie^.n lo*.i ho*n la` du`ng ga.ch no^'i.

To^i nghi~ la` su*. ca?i ca'ch đo' co' the^? la`m gia`u ho*n cho tie^'ng vie^.t vi` no' la`m cho vie^.c ta.o chu*~ mo*'i cho kha'i nie^.m mo*'i de^~ da`ng ho*n.

Cha(?ng ha.n nhu* ne^'u ta vie^'t di'nh su*.pho^?bie^'n thi` ta de^~ nha^.n ra đo' la` mo^.t "kho^'i" , mo^.t kha'i nie^.m . Tu*` ti~nh tu*` pho^?bie^'n the^m prefix su*. -> danh tu*` . Ne^'u du`ng quen thi` ngu*o*`i ta se~ de^~ da`ng "la('p" chu*~ su*. va`o .. mo.i su*. đe^? tha`nh danh tu*` mo*'i.

Thie^'u ca'ch vie^'t di'nh ( hay ga.ch no^'i) la`m cho "kha'i nie^.m" tro*? ne^n ro*`i ra.c , kho' na^?y sinh. To^i nghi~ la` đo' cu~ng la` ly' do ma` ta hay pha?i nha?y qua du`ng chu*~ Ha'n đe^? ta.o chu*~ co' ti'nh kha'i qua't ho*n. Tie^'ng thua^`n vie^.t chi? du`ng cho nhu*~ng gi` "cu. the^?" ho*n.

 


Author: 
levietdieu (xxx.k12.ca.us)


Date:   Thursday 02-28-02 09:30 (PST)

Ki'nh gu+?i ca'c qy' vi.,

DDo.c ba`i cu?a quy' vi. ho+n 1 gio` do`ng ho` mo+'i xong. Thich thu' thie^.t, mo+'i la. thie^.t. Nhu+ng ke^'t qua? chu+a bie^'t ddi ve^` dda^u. Toi viet may lo`i na`y la` de^? to? ba`y ca?m ti`nh cua toi ma` thoi.
LVDieu

Lờibiệnhộ

Lờibiệnhộ 
của Ông Tran 
đỡđòn giùm tôi!

 

Author: Tran (---.sbphrd.com)
Date:   Wednesday 02-27-02 13:37 (PST)

(3) Ngay cả thầy Lê Bắc mà khó lý quá về chuyện tự và từ, Xin thầy bớt hẹp lượng. Tôi nghĩ là xưa nay tiếng Việt ta chỉ học đơn tự mà ghép chứ không ai học khái niệm từ cả. Bởi vậy muốn tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ cấu trúc như tiếng Anh để có thể có một ngữ pháp hẳn hoi thì phải học từ mà thôi. Nếu tự và từ không phân biệt được trong câu thì làm răng mà hệ thống hóa được ngữ pháp vô điện não. Thôi thì tiếng Việt mình ngàn đời sau cũng dịch tay chứ không bao giờ dịch máy được. Nếu phân biệt được khái niệm đơn tự và từ trong câu văn để từ đó biến dạng thể thành một ngôn ngữ cấu trúc hiện đại. Tiếng Hán viết theo phương thể, máy có thể nhận ra vì mỗi chữ mỗi nghĩa. Còn như lấy ví dụ cho chữ Bắt Đầu chẳng hạn thì làm sao máy có bắt trúng nghĩa được.

Mấy ví dụ của Thầy Bắc bắt ngặt lúc ngắn hạn chứ nếu triển khai phương pháp này thì có luật lệ hẳn để không lộn nghĩa chứ. Trong văn suông tiếng Anh thỉnh thoảng có chữ nowhere viết dính thế vì là ngôn ngữ cấu trúc nên có muốn đọc now-here cũng không được.

(2) Còn cái Trò Mây, trò nói chuyện như con nít vậy! Thôi thì gắng vô đọc cái bài trong đó có mấy bài tả chuyện phong lưu chắc trò đọc xong sẽ tươi mát sự lòng sá chi ba cái cay mắt nhỏ nhoi. Mới đụng sơ sơ mà tối dạ như rứa thì đòi chuyện Hán Nôm làm chi. Tiếc hè!!!

Ông Đồng!!!

Cám ơn bài viết của ông. Đọc xong như gặp tri âm. Tính tôi hồ đồ nhưng hiểu chuyện. Lần đầu đọc chữ của ông và hiểu được cái lý tưởng cao xa của ông. Ai chưa thấy thì khi đi học tiếng Trung Quốc đại lục. Học tới pinyin thì thấy phương thức cũng chắng khác chi Quốc Ngữ nhưng cách bố trí câu kéo rất khoa học. Tiếc cho chữ Quốc ngữ, từ thuở đầu đó chỉ là phương tiện mà cứ đánh lầm qua quốc tuý, nghe cải cách là như chạm vào điều quốc tuý vậy. Thế thì tôi viết một câu như sau:

Đức nuốc Dziệc Nem toe cóa buống ngèng nem dzeng híng. Dzeng toẹc toe cóa nguông ngữa chẻng khéc coác dzeng toạc Êng, Phóp, Ngoa, Ho, Tai Bông Nhoa, Bùa Đồ Nhoa choa nêng ngừ Dziệc toa phửa cóa nìm tựi hò buống ngèng nem.

Ai mến yêu tiếng Việt thì cứ chưởi nhưng mà thiệt ra là vậy. Nếu chọn tiếng Quẻng Nem lèm Quốc Ngữ thì là như vậy đó! Lúc xưa tui viết chơi vậy có mấy vị áo dài khăn đóng trịnh trọng nhưng không biết chữ nhất là gạch từ phía nào qua mắng tôi là cố tình bôi bác tiếng của tổ tiên. Tôi mới bảo thôi đi cha! tổ tiên của cha cũng đọc như tui viết vậy đa nhưng có điều cái văn tự ký âm nó bắt cha viết theo phương ngữ Bắc rồi cha tưởng tổ tiên cha nói chớt. Chỉ có điều nhỏ nhoi này mà cãi lộn tới cả sáu tháng lão đó mới thông được để rồi từ đó mới biết cái hay của thổ ngữ mà bớt bồi hồi về quy ước của chữ quốc ngữ. Khi bớt bồi hồi thì mới thấy cần phải cải cách nhiều thứ.

Trở lại vấn đề cải cách, chữ Quốc Ngữ là phương tiện chứ đâu phải là quốc tuý đâu mà cải không được. Có dấu hay không dấu đều quy ước được tuốt tuồn tuột. Nếu ta quy định hệ thống thanh điều bằng chữ cái viết chen vô giữa thì đâu rắc rối làm chi ba cái dấu. Nếu quy ước được như vậy thì không chừng nhân danh địa danh ra tiếng ngoại nó còn chính xác mấy chục lần.

(3) Còn vấn đề cải cách không phải luôn luôn đi tới cái dễ mà là điều hợp lý ở trong trỏng. Tiếng Anh nó có những cái khó rất vô duyên nhưng không ai đề nghị bỏ mà trở thành ngôn ngữ lớn. Tiếnng Việt (quốc ngữ) là thứ văn tự sinh sau đẻ muộn có cải cách thì không đụng chạm chi nhiều tới nền móng vì ký âm thì ai cũng đọc được (Mỹ không biết chi mà còn đọc chớt được, huống hồ). Thế thì, các nhà ngôn ngữ học nên tìm cách chuyển thành ngôn ngữ cấu trúc thì thật là hay. Chứ mất công dùng văn tự tiến bộ là latin mà lại biên theo phương thể đơn tự của chữ Hán. Chữ đồng âm đố máy nào bắt trúng. Một bản Việt văn thì chết cứng không thể nào dịch lẹ qua như Anh, Pháp, Tây Ban Nha được. Trong đà giao lưu ngôn ngữ thế giới sẽ làm tiếng Việt bị hạn chế và làm văn học Việt Nam nghẽn lại . Uổng!!! Chỉ mất công tìm ra vài quy ước là thành một ngôn ngữ cấu trúc về ngữ pháp chứ ngồi đó cứ theo đơn tự mà ngắt câu rồi khen là phong phú thì mấy đời con cháu mai sau khen hoài không hết...

Nếu không có chuyện dịch máy mà ngôn ngữ lập trình thì không thấy cái sở đoản của tiếng Việt. Nay thấy rồi thì phải biến chứ ôm khư khư như mấy cha linh mục gọi chữ quốc ngữ là bảo bối truyền chân của mấy chả thì Hán Nôm cũng không dám đề xướng, quốc ngữ không dám cải cách thì là bảo thủ lạc hậu rồi chứ còn gì!!! Dính lây luôn cả dân tộc. Chưa tởn!!!


Thư gởi Ông Lê Bắc:

Cảmơn ông đã bỏthờigiờ để nêura những ýkiến về vấnđề cảicách tiếngViệt. 

a) Tôi hoàntoàn đồngý với ông Tran và ông Doan Hung về vấnđề tự và từ, một tự cóthể là từ, nhưng trong từ còn có từkép, từghép, từláy v.v.. (xinmời đọc bài Từkép Trong TiếngViệt. Chuyện hiểulầm ông đưara hầunhư rấthiếm xảyra. Một người cóhọcvấn bìnhthường, khôngthểnào hiểulầm được. Ông Tran nêura những trườnghợp trong tiếngAnh có những từ như whatever và nevertheless, although, albeit,  v.v... là những trườnghợp minhchứng.

Trong ýkiến ông bànvề vấnđề kỹthuật, tôi tin là ông đồngý tiếngVIệt là một ngônngữ đâmtiết. Kỹthuật kiểmlỗi chínhtả và thôngdịch bằng máyđiệntoán nêndựa trên cơsở tínhđâmtiết của tiếngViệt để cóthể đạtđến sựchínhxác dựavào ngữcảnh và cấutrúc của từ, tách từ ra từng một âmtiết hay vần trong từ cóthể làm sai ýnghiã bảnthân của từ và âmtiết (vần). Dođó cách viếtrời ngoài vấnđề nhậndạng chữ chậmlại (xinmời xem Ngônngữ và Trítuệ 
của Nguyễn Cường)
g
chắcchắn sẽ tạo nhiều saisót trong việcxửlý bằng máyvitính. Tôi nghĩlà trong khodữliệu "database" từvựng khôngnhững phải chứa từ, nhómchữ (đoảnngữ), thànhngữ, mà cònlà cả câu để khỏi có cáinạn dịch lầm "menu" của giaodiện phầnmềm vitính thành "thựcđơn". Kiểmlỗi chínhtả tiếngViệt khôngthể chỉ dựavào mộtvài quyluật  đơngiản. Ngônngữ tựnó đãlà khôngđơngiản rồi. Hyvọng ông và cácbạn ông thànhcông trong côngtrình quymô này. 

Ngàynay trênmạng tiếngHoa có server dịch từ tiếngAnh sang tiếngHán, tuy còn thôsơ và ngônghê nhưng cơbản những người biết ít về tiếngAnh cóthể hiểuđược những thôngtin trênliênmạng toàncầu. Tôi hơi lạcđề đixa nhưng ý tôi muốn nhấnmạnh đến giátrị vượtbực của thôngdịch trangmạng bằng máy tựđộng để dân trongnước có cơhội gianhập tìmđọc và họchỏi trên một thựviện điệntử miễnphí khổnglồ.

b) NgườiViệt viết dễdàng tựnhiên vì đólà theothóiquen, và sựthayđổi một thóiquen nào cũng khó, giốngnhư hútthuốclá vậy. Biết cóhại nhưng ngườita bỏ khôngđược.

Vấnđề gạchdấu nguyênthuỷ đólà cáchviết của tiếngViệt trướcđây (chođến thậpniên 70) là nhưvậy, đólà vì thờiđó ngườiviết đãcó ýthức về tínhđâmtiết của tiếngViệt. Nhưng vềsau, bảnchất lườibiếng đã thắngthế và ngàynay khôngcòn mấyai viếtthế. Ông Tran có nếura vấnđề nếu viết chữ sítnhau sẽ làmchậm tốcđộ viếttay, nhưng tươnglai có mấyai còn viếtlách bằngtay, thídụ như phải viếtthư trảlời lòngthòng nhưthếnầy!

Tôi nhìnnhận việcbấtnhất trong mộtsố chữ viếtnối không thốngnhất trong những bàiviết của tôi, mộtphần cùnglà tôi cũng đang trên bước đường thửnghiệm là nên viếtliền những nhómchữ nào, một số dolỗi "chínhtả". Nhưng tómlại, tôi chỉ đềnghị nhưthế, vềsau, cáchviết nào phổbiến là cáchviết dó thắngthế!

c) Ðasố sựcảicách đạtđược thànhcông là nhờ quyềnlực. Mao yêu thơÐường nên còn lưuluyến với chữHán phươngthể -- nhưng chính ông là người đưara đềnghị Latinhhoá tiếngHán!

Nếu khôngcó quyềnlực thì phải có hậuthuẩn của những tậpđoàn có tiềnvàng bạcbiển như côngty Microsoft thì sựcảicách và thayđổi trên một lãnhvực nàođó mớicó cơmay thànhcông -- thídụ như hệthống Unicode, và đây cũnglà trườnghợp cảicách từ một hệthống đơngiản đến phứctạp -- nếukhông chữViệt chưachắc có cơmay toàncầuhoá với tiêuchuẩn mới nầy cũngnhư kếhoạch mang chữNôm vào Unicode! 

 


Kínhgởi Ông Doan Hung:

Cảmơn ông đã ủnghộ ýkiến của tôi về vấnđề cảicách cáchviết mới của tiếngViệt.

Thựcsự tôi không cổvỏ bỏđi dấu trong tiếngViệt -- mặcdù đó cóthể là một hìnhthức lytưởng hơn.  Tôi muốn nêura đây vấnđề là nếukhông có một đườnglối và phươnghướng chung (xinlỗi tôi có dùngsai từ "dẫndắt") thì với cáchviết email hiện nay của đasố ngườiViệt. Và với cáchviết tựphát nầy dầndà sẽ thành một hìnhthức tiếngViệt mới phổbiến trênmạng và khắp nămchâu. Dođó, tôi có viếtbài đềnghị viết email bằng cách viết dínhliền lại vớinhau, một là để gây ýthức về tính dâmtiết của tiếngViệt, hailà cáchviết dínhliên những từ đâmtiết sẽ làmgiảm mứcđộ cóthể gây hiểulầm cho ngườiđọc.

Tôi xinmời ông đọc bàiviết "Viet Email Bang Vietngu2020 Khongzau" để ông thamkhảo.

 


 

Xinmời đọctiếp

Revised 24/12/2005


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

Ðọcthêm Ýkiến của Ðộcgiả khác

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | www.vny2k.net | www.msool.com | editor@vny2k.com


For comments or questions, please email to webmaster@vny2k.com.