Return to front page!


 

Thử Ðitìm Cáitươngđương
Trong Phiêndịch

Bài cuả Trịnh Nhật 

1. Dẫnnhập

Vấnđề chữnghiã tiếngViệt, nhấtlà tiếngViệt dùng ở hảingoại, luônluôn là một đềtài nóngbỏng mà nhiều thứcgiả, văngia, thisĩ, kígiả, cùng nhiều giáochức, phụhuynh họcsinh đều muốn thamgia. Bằngchứng là đầu nămngoái và đầu nămnay ở Úc, đặcbiệt là tại Sydney và Melbourne, đãcó diễnđàn gaygo nhưng bổích về chuyện "chữnghiã và dịchthuật" do Giáosư Nguyễn Ngọc Phách khởixướng. Vào những năm 1995, 1996, ở Mỹ, trên tờ nguyệtsan Thếkỷ 21 này, cũng đãcó một cuộctranhluận dằngdai về "chữ và nghiã" kéodài cả sáu thángtrời. Vào đầunăm 1997, trên tờ Thờibáo xuấtbản tại Oakland, đã thườngxuyên có mục "Dùng Từ và Dùng Chữ Chođúng" cuả Giáosư Nguyễn ÐìnhHoà. Chúngta quantâm về chữ, về nghiã cólẽ mộtphần vì nhucầu muốn được nghe, được nói, được đọc, được viết cáithứ tiếngmà Phạm Duy và Thái Thanh vẫn quen gọilà "tiếngnướctôi từlúc nằmnôi", mộtphần khác vì nhucầu muốn khuyếnkhích conem ngườiViệt mình ở nướcngoài cóthêm cơhội trởvềnguồn quaviệc nghe, đọc, nói, viết tiếngmẹđẻ và đồngthời là để thắtchặt mốiquanhệ giađình chođượcthêm thắmthiết, dễ cảmthông hơn.

Nhưng cáikhó cuả chúngta ởđây là, sống nơi xứlạ quêngười, mọichuyện thôngtin, thisự, quảngcáo, khoahọc đaphần là quaviệc chuyểnngữ, phiêndịch từ các tàiliệu bằng tiếngAnh. Côngviệc này tấtnhiên đòihỏi cái khéoléo, ứngbiến tàitình cuả những người dịch tintức, sáchbáo. Trong bốicảnh khókhăn cuả những ngườilàmvăn, viếtbáo, phátthanh ấy, chúngtôi xinđược chiasẻ với quý độcgiả Việtngữ và thôngdịchviên trên toànthếgiới đôiđiều hiểubiết thôthiển, cùng kinhnghiệm cuả một người có maymắn được tiếpcận với chữnghiã và dịchthuật thôngtin Anh Việt qua bàiviết " Thử Ðitìm Cáitươngđương Trong Phiêndịch".

2. Phiêndịch là gì?

Phiêndịch (translation) là việc chuyểnđạt lờilẽ, ýtưởng của một bảnvăn (text) từ ngônngữ này sang ngônngữ khác bằng lờilẽ, ý tưởng tươngđương dưới hìnhthức chữviết.

Ở ViệtNam hiệngiờ, ngườita gọi hiệntượng này là biêndịch, còn phiêndịch thì nay lại đượcdùng để chỉ côngviệc thôngdịch, thôngngôn, hay nômna là dịchnói (interpreting). Trong thuậtngữ phiêndịch, bảnvăn cóthể hiểu là có hìnhthức của một từ (word), một đoảnngữ (phrase), một câu (sentence), một cúđoạn (paragraph), một đoạnvăn (passage), hay cả một cuốnsách (book). Danhtừ chuyênmôn gọi ngônngữ đem chuyểnngữ là ngônngữ gốc hay ngônngữ nguồn (source language) và ngônngữ được chuyểnngữ là ngônngữ ngọn hay ngônngữ đích (target language). Nóikhácđi, nếu ta phiêndịch từ tiếngAnh sang tiếngViệt, thì tiếngAnh là ngônngữ gốc (ngônngữ nguồn) còn tiếngViệt là ngônngữ ngọn (ngônngữ đích), và ngược lại.

Trong phạmvi bàinghiêncứu này, ngườiviết xinđược giớihạn đềtài để chỉ bànvề những đơnvị ngữnghĩa (units of meaning) của một từ, một đoảnngữ, một câu và những giảipháp phiêndịch những đơnvị đó mà ta còn gọi chúng là những đơnvị dịchthuật (units of translation). Nóikhácđi, chúng ta chỉ xétđến cấp vimô (micro level) của việc dịchthuật, thay vì cấp vĩmô (macro level), là phạmvi đềtài cuả một bài nghiêncứu khác.

3. Thựcthể ngônngữ

Nóiđến phiêndịch là nóiđến ngônngữ. Nếu ngônngữ chỉ là mạ danhpháp, tên đặt cho toànbộ những ýniệm chung trong vũtrụ, đâu cũng như đâu, thì việc phiêndịch từ ngônngữ này sang ngônngữ khác chắc sẽ dễdàng, giảndị, khôngcó gì đáng nói. Trong trườnghợp dịch từ Anh sang Việt chẳnghạn, ta chỉ việc thaythế tên tiếngAnh dùng chỉ một ýniệm nàođó bằng một tên tiếngViệt tươngđương có sẵn dùng chỉ ýniệm đó là xong. Thídụ"table" là "cái bàn", "book" là "quyểnsách", "woman" là "đàn bà".

Nhưng thựctế khôngphải là như vậy, ngườita đã khámphá ra vôsố bằngchứng chothấy rằng mỗi ngônngữ diễntả, tổchức thựcthể vũtrụ một cách, mỗi cộngđồng ngônngữ chiacắt kinhnghiệm, mổxẻ thếgiới theo nhãnquan cuả những người nói ngônngữ đó. Dướiđây là một vài thídụ điểnhình cho thấy ngônngữ đã phảnảnh thếgiớiquan của người nói tiếngbảnngữ rasao và ảnhhưởng cuả nó đốivới nghệthuật phiêndịch.

3.1 Ýniệm về "màu sắc"

Nói về "màu sắc", trong tiếngAnh, theo Berlin và Kay, ngườita phânbiệt 11 màusắc cơbản là "trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh nước bin, nâu, tím, hồng, da cam, xám" (white, black, red, green, yellow, blue, brown, purple, pink, orange, grey), trong tiếngViệt ta có bảy màusắc cơbản là "xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nâu, đen". TiếngAnh phânbiệt màu "green" và "blue", trong khi người Việt ta nóichung hai màu đó là màu "xanh" (green /blue) là đủ. Thídụ như khi ta nói "đènxanh đènđỏ", "Trờixanh quenthói máhồng đánhghen" hay "Biết anh thích màu trời, em đã bồihồi chọn màu áo xanh" chẳnghạn. TiếngAnh phânbiệt "yellow" và "orange", trong khi người Việt ta gộp chúng lại làm một gọilà màu "vàng". Chẳnghạn như, trong trườnghợp bìnhthường, một côgái mặc áodài màu "yellow" hay màu "orange" thì ta cũng chỉ nói chung là "áo vàng" hay như trong "áo nàng vàng anh về yêu hoacúc" là đủ rồi, không cần thắcmắc là cúc màu "vàng"hay màu "cam", vì "cam"cũng là "vàng".

3.2 Ýniệm về "nhiệtđộ"

Nhiệtđộ trong tiếngAnh có bốn từ cơbản "hot, warm, cool, cold", trong tiếngViệt cũng có bốn từ cơbản "nóng, ấm, mát, lạnh". Hai từ "hot, cold" chỉ hai tháicực của nhiệtđộ thì tươngđương với "nóng, lạnh" đãđành, nhưng "warm, cool" thì không hoàntoàn tươngđương với tiếngViệt "ấm, mát" khi nóivề nhiệtđộ thitiết. TiếngAnh khi nói "warm" có nghĩa là "nóng" mà cũng có nghĩa là "ấm", diễntả cái "khó chịu" (discomfort) cũng như cái "dễ chịu" (comfort) của từngữ đó. Thídụ"It"s getting warm in here!" (Trong này coibộ nóng à nghe!) nói diễntả cái "khóchịu" khi rút khăn mùixoa lau mấy giọt mồhôi đọng trên trán, và "It"s getting warmer today" (Hôm nay trời coi bộ ấm) nói diễntả cái "dễchịu" sau mấy ngày lạnh buốtgiá. Vậy là tùytheo ngữcảnh, tùytheo yếutố phingônngữ (nonlinguistic elements), mà ta phải dịch là "nóng" hay "ấm". Còn tiếngViệt nói "ấm" thì có nghĩa là "không lạnh" diễntả cái "dễchịu" không màthôi, như khi ta nói "hômnay trời ấmáp, dễchịu quá" hay "mặc cái áolen này vào cho ấm ", tấtnhiên không hàmnghĩa "khóchịu".

Tươngtự trong tiếngAnh "cool" có nghĩa là "lạnh" mà cũng có nghĩa là "mát", diễntả cái "khóchịu" cũngnhư cái "dễchịu" cuả từngữ đó. Còn tiếngViệt nói "mát" thì chỉcó nghĩa là "không nóng" dùng diễntả cái "dễchịu", như khi ta nói "hômnay trời mát mẻ, dễchịu quá" hay "cởi cái áo len này ra cho mát", tấtnhiên không hàm nghĩa "khóchịu".

Nhưng khi nóivề nhiệtđộ không thôi, thì "cold" và "cool" lại đồngnghĩa với nhau trong tiếngViệt gọichung là "nguội" thường diễntả cái "khóchịu". Thídụ khi ta nói "ăncơm đi kẻo thứcăn nó nguội" (Go ahead and eat, otherwise it [the dinner] will get cold) hay "Không ăn đi để thứcăn nguội hếtrồi!" (The food will get cold if you don"t eat it now). Nhưng cũng cóthể diễntả cái "dễchịu"nếu ta nói: "Coichừng! để nguội rồi hẵng ăn" (Be careful! let it [the food] cool a bit before you eat it).

3.3 Ýniệm về "anhchịem"

Trong tiếngAnh ngườita chỉ phânbiệt pháitính (gender) "nam nữ" trong liênhệ anhchịem bằng từ "brother" (trai) và từ "sister" (gái). Vìvậy, khi giớithiệu ngườianhtrai hay emtrai thì họ chỉ nói "He is my brother", còn khi giớithiệu chịgái hay emgái thì "She is my sister", thếthôi. Ðể cóthể dịch được sang tiếngViệt, ta cònphải hỏi thêm chitiết là thanhniên hay thiếunữ được giớithiệu đó lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn đươngsự.

Ngoàiviệc phânbiệt pháitính "namnữ" bằng từ "anh" (trai) và từ "chị" (gái), tiếngViệt ta còn đixa hơn thế, phânbiệt thứbực "trêndưới" bằng từ "em" (younger sibling), người sinhsauđẻmuộn hơn mình. Cóđiều là tiếngViệt ta không phânbiệt pháitính của người dưới cùng cha sinh mẹ đẻ với mình, ở cấp vai "em". Nếu muốn phânbiệt thì phải thêm từ "trai" hay "gái" để cóthể nói "emtrai", "emgái".

Âuđó cũng thểhiện một khíacạnh vănhóa Ðông Tây khácbiệt. NgườiViệt mình xemchừng không coitrọng, không quantâm nhiều đến kẻdưới bằng người phươngTây, và điềunày cóthể thấyrõ hơn khi ngườiViệtNam giớithiệu nhau tronglúc gặpgỡ. Lúcđó ta thường không giớithiệu trẻem. Liệu cấutrúc Việtngữ có gópphần vào việc uốnnắn lối suy ghĩ, tưtưởng, hànhđộng của ngườiViệtNam theo giảthuyết của SapirWhorf haykhông thì đó lạilà chuyện khác.

4. Ðitìm cáitươngđương (equivalence)

Ngoài những thídụ điểnhình nêutrên về thựcthể của ngônngữ, ngườita còn tìmthấy vôsố những sựkiện khác chothấy rằng (a) hai ngônngữ cóthể khôngcó chung ýniệm; (b) haingônngữ cóthể có chung ýniệm, nhưng ngônngữ ngọn khôngcó từ cho ýniệm ấy; (c) ngônngữ ngọn thiếu từ tổngthể (superordinate); (d) ngônngữ ngọn thiếu từ cábiệt (hyponym); (e) hai ngônngữ khácnhau về môthức kếthợpngữ (collocational patterns); (f) hai ngônngữ khácnhau về cụmtừ cốđịnh và thànhngữ (fixed and idiomatic expressions).

Nhưng không vì những sựkiện vừa kể mà ta đành thúcthủ, bótay, chàothua, hay mang một tháiđộ tiêucực trong chuyện dịchthuật mà bảo rằng "dịch là phản". Lịchsử, thựctế của việc phiêndịch đã chứngminh ngượclại. Chúngta đã thấy không biết baonhiêu tácphẩm, tàiliệu dịchthuật mà giátrị của chúng là giúpcho nhânloại trên quảđiạcầu hiểurõ những tưtưởng họcthuật, những thôngtin khoahọc, xãhội, vănhọc, nghệthuật, tôngiáo, nhânsinh và giúpcho chúngta họchỏi được biếtbaonhiêu điều khác nữa cuả nhau, về nhau.

Nếukhông tìmhiểu những khókhăn khi đitìm cáitươngđương trong ngônngữ, ta khócóthể đánhgiá được cáihay cáidỡ trong côngtrình phiêndịch của các dịchgiả tiềnbối cũngnhư hậubối, của những người làm côngtác dịchthuật trước cũng như sau chúng ta. Dướiđây là mộtsố trườnghợp khókhăn khi đitìm cáitươngđương trong hai ngônngữ Anh, Việt.

4.1 Hai ngônngữ khôngcó chung ýniệm

Hai ngônngữ cóthể khôngcó chungcùng ýniệm, hay ýniệm trong hai ngônngữ cóthể khác xanhau. Trườnghợp hai ngônngữ khôngcó chung ýniệm thường thấy xuấthiện trong các từ biểulộ đặctrưng vănhóa (culturespecific terms) như "đồăn thứcuống" (meat pie, Continental breakfast; búnmộc, bánhchưng), "nhàcửa đồđạc" (manor, cupboard; nhàsàn, tủchè), "quầnáo giầydép" (balaclava, sneakers; áo tứthân, giầy Giađịnh), "cơchế chínhtrị" (Shadow Cabinet, front benchers; Chủtịch Uỷban Hànhpháp Trungương, Bíthư Thànhủy), "xãhội nghềnghiệp" (access and equity, drag queens; nghề bán cháo phổi, quântử); "phongtục tậpquán" (muckup day, New Year"s resolution; Tết, tiềnlìxì), "luânlí đạođức" (fair go, wife swapping; chồngchúavợtôi, nhất tự vi sư bán tự vi sư).

Nay ta thử đisâu vào chitiết để xét những trườnghợp riênglẻ trongđó hai ngônngữ Anh Việt khôngcó chung ýniệm, hay ýniệm trong hai ngônngữ Anh Việt khácxa nhau. Trong tiếngAnh ta có kháiniệm "privacy" dùng để chỉ "đờitư, chuyệnriêng, cuộcsống cánhân, tàiliệu, thôngtin riêngtư của một người nào, mà họ muốn được ngườikhác coitrọng, khôngđược xíavô". NgườiViệt khôngcó kháiniệm này, và vìthế khôngcó từ tiêuchuẩn. Tìnhhuống sauđây sẽ cho ta thấy nỗi khókhăn khi ta phải dịch từngữ "privacy". Patrick Rafter, danhthủ quầnvợt sốmột của Úc, trướcđây vì muốn làm vừalòng khángiả hâmmộ mình đã phải ngưng buổi tậpdượt chuẩnbị cho giảiquầnvợt vôđịch Tiểubang NSW đã dành thigiờ kítên tặng cho 500 khángiả đến xin chữký của anh tronglúc nhiệtđộ ngoàitrời là trêndưới 400C. Báochí Úc đã viết đạiloại có đoạn nhưsau: "Vào tuầntới khi anh xuống Melbourne để dựgiải Vôđịch Úcchâu Mởrộng (Australian Open) anh sẽ khôngcó những buổi ramắt nhưthế nữa, mà sẽ tìmcách làmsao cóđược "privacy" nhiều chừngnào tốt chừngấy, hầu tậptrung tinhthần đánhthắng ựớigiải (Grand Slam) này". Ta cứ thử nghĩ xem phải dịch chữ "privacy" cáchnào choổn. Vì nhucầu phiêndịch ngườita đã thấy chữ "privacy" được chuyểnngữ là "sự/cái riêng tư", chữ "privacy rights" là "quyền riêngtư ", nhưng thửhỏi dùng chữ "sự/cái riêng tư `" trong trườnghợp trên nghe có chỉnh không. Liệu dịch là "... sẽ tìm cáchnào đểđược yênthân/ không bị quấyrầy ... " có được kể là đã dịch được nghĩa tươngđương, tươngứng haykhông?

Chữ "Speaker" như trong "Speaker (of the House)" dùng trong ngữcảnh Hạviện Quốchội Anh, Mỹ, Úc để chỉ "nhânvật đứngđầu trong Hạviện có vaitrò duytrì quyềnhành và trậttự trong các phiênhọp tại Hạviện, hoàntoàn độclập, không thiênvị đảngphái nào", khácvới ýniệm "Chủtịch Hạviện"mà tiếngViệt ta quendùng. Tôi đã códịp nghe một đồngnghiệp đài BBC Luânđôn, cólẽ vì vộivã sơý đã dịch từngữ "Speaker" là "phátngônnhân" khi nóivề chuyện xảyra tại Quốchội Iran hồi còn chếđộ Ayatollah Khomeini.

Ýniệm "challenge", đượcdùng trong một phiênxử hìnhsự tại Tòa Thượngthẩm (Supreme Court), là cốt đểchỉ ý khôngchiụ chấpnhận một thànhphần côngdân đã được bốcthăm gọitên vào ngồi trong bồithẩmđoàn (jury). Bốicảnh là saukhi ngườicôngdân này được xướngdanh, luậtsư bênhvực cho bịcáo (the accused) bèn quansát, trông mặtmũi, gốcgác sắctộc, pháitính namnữ của ngườI được gọi tên đó mà rỉtai bảo thânchủ của mình là hãy nói "challenge" đi! Tứcthì thôngdịchviên lúcđó phải dịch cho thânchủ biết "challenge" trong tiếngViệt làgì để thânchủ nói bằng tiếngViệt rồi mình dịchlại là"challenge". Kháiniệm "challenge" nhưthế khôngthấy có trong tiếngViệt, nên chính bảnthân tôi đã hơi bị lúng túng, "khựng" lại khi lần đầu thôngdịch tại Tòa Thượngthẩm Tiểubang Victoria, Úcđạilợi vào năm 1985. Cuốicùng thì tôi đành "cương" mà bảo cho bịcáo nói "phảnđối" đểcho mình dịchlại là "challenge".

Trong tiếngViệt ta có chữ "hiếu" dùng để chỉ "bổnphận của concái đốivới chamẹ lúc chamẹ cònsống cũng như lúc đã qua đicái bổnphận baogồm sựtônkính, lòng thểphụng, hànhđộng phụngdưỡng quạtnồng ấplạnh", mà ta khôngthể thấy có từ tươngđương quen dùng trong tiếngAnh với cùng ýnghĩa baotrùm đó. Tươngđương gầnnhất trong tiếngAnh là "filial piety".

Chữ "tiếthạnh" trong tiếngViệt dùngđể chỉ "bổnphận của ngườivợ đối với ngườichồng, cho dù ngườichồng cònsống hay đã chết," cái bổnphận baogồm sựgiữgìn chữtrinh thểxác, chữtrinh tinhthần, sẵnsàng thủtiết, khôngchiụ bướcđi bước nữa nhưthế khôngcó sẵn trong tiếngAnh baohàm toànbộ ýnghĩa đó. Tươngđương gầnnhất trong tiếngAnh cólẽ là "chastity".

Ýniệm "nóithách" là "nói caogiá, tănggiá của một mónhàng lên sovới giá thật đểcho người muốn mua phải mặccả hạthấp giá xuống là vưà" cũng khôngthấy cósẵn trong tiếngAnh. Muốn nói đểcho người bảnngữ tiếngAnh hiểu thì phải dịch theo lối cắtnghĩa là "to put the price up expecting people to bargain" (nói tăngcao giá đểcho ngườita mặccả).

4.2 Hai ngônngữ có chung ýniệm nhưng ngônngữ ngọn khôngcó từ để chỉ ýniệm chung đó.

Nếu ýniệm "gentleman" dùng đểchỉ một ngườiđàn ông "tríthức, lịchlãm, có tưcách", và ý niệm "lady" dùng đểchỉ ngườiđàn bà "lịchsự, đoantrang, duyêndáng" trong tiếngAnh, thì tiếngViệt ta cũng có chung hai ýniệm ấy nhưng ta khôngcó từ để nói tại ngườiđànông và ngườiđànbà có những phẩmcách ghinhận ởtrên. Vìvậy, khi chuyểndịch từ ngônngữ gốc, tiếngAnh, sang ngônngữ ngọn trong trườnghợp này là tiếngViệt, ta sẽ gặpkhókhăn.

Trong một cuộc điềutra về một vụ buônbán xìke matuý ở Úc, saukhi đã được luậtsư biệnhộ của mình cho ýkiến, hai vợchồng ViệtNam đang bị tạmgiam trong Trại Cảihuấn, nhận sẽ hợptác với cơquan cảnhsát điềutra để ra làmchứng trước Tòa, khai thêm những hànhđộng của tay chuátrùm trong nhóm (ringleader) với hyvọng sẽ được nhẹtội. Cặp vợchồng này sauđó được áptải, với hai tay vẫncòn bị còng, từ Trại Cảihuấn lên Cơquan Trungương điềutra Tộiphạm (National Crime Authority) đặttại Sydney. Trong hộitrường, trước sốđông báquanvănvõ cuả cơquan cùng các luậtsư bên bị, ngoài hànhđộng đốixử lịchsự âncần với hai vợchồng mà nay tay họ đã được tháo còng và ngoài những lílẽ ngonngọt hoamĩ, viên Trưởngthanhtra Cảnhsát saucùng đã nói đạiloại nhưsau: "Hômnay với sựhiệndiện của anh chị tại thiểm cơquan, tôi và toànthể nhânviên cómặt ởđây đã coi anh là "gentleman" và coi chị là "lady". Ta cứ thử tưởngtượng với hai từ này thôngdịchviên lúc đó phải dịch ứngphó rasao. Kể cũng nên nói thêm là anhchồng hiểu tiếngAnh chútchút, còn chịvợ là gáiquê chưa học hết bậctiểuhọc ở ViệtNam, tiếngAnh còn mùtịt. Vì nhucầu bắtbuộc phải chuyểnngữ thì liệu dịch là "... tôi và toànthể nhânviên cómặt ởđây đã coi anh chị là "những người lịchsự, đànghoàng" cóđược không?

Chữ "lane" trong tiếngAnh có nghĩa là "mộtphần của một đạilộ được đánhdấu phânđịnh bằng méprìa đườnglộ và vạchsơn kẻchỉ, hay bằng hai vạchsơn kẻchỉ". Ýniệm này ngườiViệt tất phảicó, nhưng tiếngViệt khôngcó sẵn từ cho chữ "lane"đó. Ở Úc ngườita đã nghe từ này được dịch là "lên", nháiâm tiếngAnh. Ở ViệtNam ngheđâu ngườidân đang làmquen với từ "lànđưng", chứ khôngphải "lằnđưng".

Ýniệm "quântử" dùng đểchỉ "ngườitàiđức xuấtchúng, ngườiphẩmhạnh ngaythẳng, ngườI có nhâncách hoàntoàn theo Khổnggiáo", chắc khôngcó sẵn từ trong tiếngAnh. Nếu bắtbuộc phải chuyểndịch từ ngônngữ gốc, tiếngViệt sang ngônngữ ngọn trong trườnghợp này là tiếngAnh thì chọn từ tươngđương là "gentleman" có được không? và nếuđược thì trong ngữcảnh, vănmạch nào?

Ýniệm "de facto relationship" trong tiếngAnh khôngcó sẵn trong vốn từ tiếngViệt. Ở ViệtNam ta cũng có liênhệ sốngchung đấy, nhưng ta chỉ nói tại "bàbé, bànhỏ" hoặc "lấy làmbé, làm bàbé, làm bànhỏ, làm vợbé, làm vợnhỏ (cuả ôngấy) " như trong quanhệ hônnhân chínhthức. Nếu dịch sang tiếngAnh là "concubine", là "wife" trong các vănkiện giấytờ cóđượckhông, cóđúngkhông? Ở Úcđạilợi từ "de facto relationship" đãđược dịch theolối cắtnghĩa là "sốngchung không hônthú/giá thú" và từ này nay đã khá phổbiến, nhưng còn "de facto partner" nếu dịch là "ngườibạn sốngchung không hônthú" hay là "bồbịch sốngchung", thì nghe cóchuẩn không, cáinào chuẩn hơn cáinào, từ nào rồi sẽ đi vào ngônngữ, cụmtừ nào rồi sẽ được nhiều người dùng hơn?

4.3 Ngônngữ ngọn thiếu từ tổngthể (superordinate)

Từ tổngthể là gì? Trong tiếngAnh từngữ "flower" cóthể được coi là từ tổngthể (superordinate) dùng đểchỉ toànbộ các loàihoa trong trưng ngữnghĩa (semantic field) nói về hoa trongđó có "rose, daffodil, lily, orchid, tulip, sunflower, chrysanthemum,..." (hồng, thủy tiên, huệ, lan, tuylíp, hướng dương, cúc ...) mà chúng được gọilà những từ cábiệt (hyponyms). Nếu phải dịch từ "flower" ra tiếngViệt thì ta khôngcó khókhăn gì vì tiếngViệt, trong trườnghợp này là ngônngữ ngọn, đã cósẵn từ tổngthể tươngđương là "hoa".

Nhưng trong trườnghợp phải dịch từ tổngthể là "problems", một từ rất thôngdụng trong tiếngAnh, sang tiếngViệt ta sẽ gặpkhókhăn. Thídụ như trong tiếngAnh họ nói đến "problems" mà vì khôngcó một từ tổngthể trong tiếngViệt, ta phải tùy trườnghợp dịch là "vấnđề (issues), vấnnạn/tệnạn (irregularities), khókhăn (difficulties), trởngại (obstacles), trụctrặc ([mechanical] troubles), biếnchứng (complications), thắcthắc (queries). Ðặcbiệt ra còn cóthể dịch "problems" là lỗi (fault)" như trong "lỗi tại tinhtrùng" (sperm problems), " lỗi ở ốngdẫntrứng" (Fallopian tube problems), " lỗi ở trứngrụng bấtthường" (ovulation problems), "lỗi ở chấtnhờn tửcung" (mucus problems) , là những nguyênnhân gâyra tìnhtrạng hiếmmuộn. Hoặc đặcbiệt hơn dịch "problems" dướidạng hơi lạ là "(chứng) khó ... " như trong "chứng khóthở" (breathing problems).

TiếngViệt khôngcó từ tổngthể tươngđương với từ "rocking" nên khi ngườimẹ nângniu, nựngniụ đứacon sơsinh bằng cửchỉ "rocking" như trong một tàiliệu nói về "Trẻ Sinhnon" (Premature Babies) ở Sydney cuả Bộ Ytế Tiểubang New Southể Wales mà tôi đã được duyệt bảnthảo vào cuối thậpniên 80, ngườidịch sẽ khôngbiết phải chọn dịch cửchỉ nào "bồng đứabé trêntay đuđưa" (rocking the baby in one"s arm), hay là "đuđưa cáinôi trongđó đứabé đang nằm" (rocking the cot where the baby is lying).

TiếngViệt khôngcó từ tổngthể tươngđương với từ "rice" trong tiếngAnh, trong khi đó tiếngAnh khôngcó những từ cábiệt để phânloại các hìnhthức khácnhau của "rice" là "mạ, lúa, thóc, gạo, cơm, cốm, bỏng " trong tiếngViệt. Bộ Cảitiến Nôngthôn ở MiềnNam trướcđây có một cơquan gọilà Sở Túcmễ (Rice Service), "túcmễ" nghĩa là "lúa gạo" ("túc" là "luá", "mễ" là "gạo"), là một bằngchứng chothấy tiếngViệt khôngcó từ tổngthể tươngđương với từ "rice", nên phải dùng hai từđơn làm từghép chỉ nghiãchung cho cả lúa lẫn gạo. Ta cứ thử tưởngtượng khi một ngườibảnngữ tiếngAnh, hay conem ngườiViệt chúng ta sinhtrưởng ở những nước nói tiếngAnh, phải dịch chữ "rice" sang tiếngViệt trong những từghép như "imported rice", "rice fields", "green rice", rice bubbles, "boiled/steamed rice" thì chắc sẽcó vấnđề.

Lốitổchức từvựng về quanhệ thântộc họhàng (kinship terms) trong tiếngViệt phứctạp hơn trong tiếngAnh rất nhiều. TiếngAnh có từ "uncle"chỉ chung cho nhiều từ cábiệt trong tiếngViệt như "chú, bác, cậu, dượng" và từ "aunt" chỉ chung cho nhiều từ cábiệt trong tiếngViệt như "cô, bác, dì, già, thím, mợ". Ta cứ thử suynghĩ một chút thì thấyngay nỗi khókhăn, phiềnphức khi ta, hoặc nhấtlà một ngườibảnngữ tiếngAnh, phải chọn chữ nào cho thíchhợp để dịch từ "uncle" hoặc "aunt" sang tiếngViệt. Tôi đã chứngkiến thấy trong một vănbản điềutra của cảnhsát Úc về một người bị tốgiác có dínhlíu trong một vụ hiếpdâm, từ "dượng" như trong "Dượng Năm", tiếngMiềnNam dùng đểchỉ ngườichồng của người "cô", hay người "dì" thứnăm của mình, khônghiểu sao bị dịch nhầm ra tiếngAnh là "Elder Brother Five", thay vì "Uncle Five" mới là hiểu đúng, dịch đúng. Bằngkhông, dịch sai nhưthế thì chảnhẽ "Quít làm Cam chịu " haysao?

Nóitómlại, trong trườnghợp ngônngữ ngọn khôngcó từ tổngthể như ngônngữ gốc, ta phải dùng một từ cábiệt để chuyểnngữ tức là ta đã ápdụng lối "dịch nghĩasâu" (overtranslation).

4.4 Ngônngữ ngọn thiếu từ cábiệt (hyponym)

Từ cábiệt là gì? Với từ tổngthể "house", tiếngAnh có rất nhiều từ cábiệt như "bungalow, cottage, croft, chalet, lodge, hut, mansion, manor, villa, hall ...". Nếu suynghĩ mộtchút mà tìm trong tiếngViệt thì ta thấy cũng có một số như "nhàsàn, nh tranh, nhàtranhváchđất, nhàlá, nhàngói, nhàgạch, nhàcây, biệtthự, vila, nhàchòi, túplều, nhàtrệt ..." nhưng để mà dịch, tìm từ tươngđương để điền thế cho nhau, thì khôngphải là chuyện dễ. Với từ tổngthể "cooking" tiếngAnh có vôsố các từ cábiệt như "boil, roast, bake, brew, stew, braise, simmer, poach, grill, seal, glaze, prick, brown " mà tiếngViệt ta khôngcó đầyđủ từ tươngứng. Nặnóc tìm thì cũng được mộtlô "luộc, xào, chiên, rang, bác, rán, tráng, dim, nướng, nướngvỉ, hấp, hấpcáchthủy, hầm...", nhưng phải làm côngviệc "mối mai" saocho tươngxứng (matching) thì chưachắc đã máttay.

TiếngAnh thiếu từ cábiệt cho độngtừ tổngthể "to wear," trong khi tiếngViệt có 15 từ cábiệt cho ýniệm "to wear" nhưng khôngcó từ tổngthể. Thídụ như "để (tóc, râu), đi (giầy, vớ, bíttất, hia, hài), mặc (áo, quần), đội (nón, mũ, tóc giả), chít (khăn), đeo (kính, nhẫn, dây chuyền, càvạt), thắt (dây lưng, càvạt), đánh/giồi (phấn), thoa (son, kemchốngnắng), tô (son), bôi (son, nướchoa), xức (thuốc, dầu), xịt (dầuthơm)", đóng (khố). Tấtcả những từ cábiệt kểtrên đều cóthể chuyểnngữ bằng từ "to wear" hoặc "to put on", nhưng không dùng "to put on" cho "hair" (tóc), ngoạitrừ "to put on a wig" (mang tócgiả). Từ "to wear" còn cóthể được thaythế bằng "to apply", nhưng chỉdùng trong trườnghợp duynhất là "to apply makeup" (đánhphấn thoason / trangđiểm) màthôi.

Hãy thử tưởngtượng một ngườiAnh, Mỹ, Úc học tiếngViệt mà phải dịch độngtừ "to wear" sang tiếngViệt thì khókhăn biết là chừngnào! Song, khókhăn không chỉ dừnglại ởđây, độngtừ tổngthể "to lose" có 7 từ cábiệt trong tiếngViệt "mất, thua, lạc, thất, sụt, bại, chết", xếp theo thứtự khảnăng kếthợp từ cao xuống thấp. Tùytheo mình "lose" cáigì mà ta phải chọn cho đúng từ để dịch. Thídụ "mất như trong "mấttiền (money), mất bạn (friends), mấtmặt (face), mất niềmtin (faith) ...", "thua" như trong "thuatrận (a battle), thuacuộc (a contest) ...", " lạc" như trong " lạcđưng (the way), lạchướng (direction) ...", " thất" như trong " thấttình (one"s love), "thấtvọng (one"s hope)... ", "sụt" như trong " sụtcân/kí (weight)...", " bại" như trong " bạitrận (a war)", "chết" (lose one"s life). Chẳnghiểu vì lýdo gì mà Việtngữ lại có nhiều từ để chỉ ýniệm "mất" với "thua" đếnthế.

Vấnđề còn phứctạp hơn thế khi ta xétđến độngtừ tổngthể "to carry" có 24 từ cábiệt trong tiếngViệt "đem, đưa, mang, vác, xách, đội, cõng, cầm, ôm, bồng, ôm, khiêng, gánh, quảy, đeo, đèo, chở, lai, thồ, điụ, bưng, bế, kiệu, công kênh" tùytheo mình "carry" cáigì và ởđâu. Kể nghĩ cho kĩ thì ta cóthể xem độngtừ "đem/đưa" là từ tổng thể tươngđương với độngtừ "to carry". Lýdo tạisao Việtngữ có nhiều từ cábiệt cho loạI "đem/đưa" này cóthể giảithích được là thời xaxưa, ViệtNam cơbản là một nước nôngnghiệp, ngườiViệt ta khôngcó mấy phươngtiện nângkhuân, chuyênchở nên phải dùng đến taychân, đến thânmình làm phươngtiện thaythế. Vì khôngcó những từ cábiệt tươngứng với tiếngViệt, nên phiêndịchviên mà tiếngViệt khôngphải là tiếngmẹđẻ chắc sẽ lúngtúng khi phải chọn trong mớ từ dàyđặc nêutrên để tìmlấy một từ tươngứng với bảnvăn ngônngữ gốc.

Tươngtự, danhtừ tổngthể "áo" có hơn 10 từ cábiệt trong tiếngAnh như "shirt, blouse, sweater, windcheater, pullover, cardigan, coat, jacket, slip, shawl, cape, smock, dress, tunic ..." mà tiếngViệt nếu cần phânbiệt thì cũng nói chung là "áosơmi, áolạnh, áoấm, áobông, áochoàng, áotơi, áodài ...", khôngsao có đủ sốlượng từ tươngứng. Nếu tôi nhậnxét khônglầm thì mãi tới mấy thậpniên gần đây ngườita mới thấy tiếngAnh có từ tổngthể "top" dùng tươngđương như "áo" trong tiếngViệt.

Trong trườnghợp ngônngữ ngọn khôngcó từ cábiệt như ngônngữ gốc, ta phải dùng từ tổngthể để chuyểnngữ tức là ápdụng lối "dịch nghĩa nông" (undertranslation). Thídụ như từ cábiệt "cardigan" (áolenđan, xẻ phíatrước cóthể cài kín lại bằng khuy hay phẹcmatuya) mà ta phải dịch sang tiếngViệt thì thôngthường ta chỉ dùng từ "áolen/áolạnh" là đủ, ngoại trừ trườnghợp cần giảithích thì không nói làmgì. Kể cũng nên ghinhận thêm ởđây là ta thì nói "quầnáolạnh, quầnáoấm", còn Tây lạinói "heavy clothing, warm clothing" (*quầnáo nặng, quầnáoấm"). Nhậnxét về "quần áo lạnh" (*cold clothing), mà họ nói là "coldweather clothing" (*quần áo thờitiết lạnh), về "heavy clothing" (*quầnáo nặng) là đầumối đưadẫn ta sang bànvề một tiểumục kếtiếp liênquan tại môthức kếthợpngữ (collocational patterns).

4.5 Hai ngônngữ khácnhau về môthức kếthợpngữ (collocational patterns)

Kếthợpngữ (collocation) là hiệntượng trongđó "hai hay nhiều từngữ thường đichung vớinhau mộtcách "vuivẻ", tựnhiên trong một ngônngữ nàođó. ThídụngườiViệt ta nói "trà đặc" (*dense tea), "gộiđầu (*wash one"s head), "đánhrăng" (*beat one"s teeth), "đỡđẻ" ("*assist in giving birth"), "xómchịemta" (*our sisters" district) thì nghe xuôitai, trong khi tiếngAnh họ lại nói "strong tea" (*trà khoẻ), "wash one"s hair" (*rửatóc)", "clean one"s teeth" (*làm sạch răng)", "deliver a baby" (*giao đứabé), "redlight district" (*xómđènđỏ).

TiếngAnh họ nói "break the law" (*bẻgẫy/phá luậtpháp), "beat shyness" (*đánh thẹnthùng), "kick the habit" (*đá thóiquen), "passport to recovery" (*hộchiếu/thônghành điđến chỗ phụchồi), hay thôngthường hơn "passport to health" (*hộchiếu/thônghành đến sứckhoẻ); trongkhi ngườiViệt ta nói "phạmluật", "chữathẹn", "bỏ thóiquen", "chiếukhán điđến chỗ phụchồi ", thì nghe mới quentai. Khácbiệt về môthức kếthợpngữ giữa ngônngữ gốc và ngônngữ ngọn là mầmmống cạmbẫy đưa phiêndịchviên vào chỗ phạmphải lỗilầm.

Tínhtừ "giả" có hơn 10 từ tươngđương trong tiếngAnh như "fake, false, bogus, counterfeit, sham, imitation, reproduction, artificial, forged, assumed, replica, glass, prosthetic..."khi dịch ta phải tùytheo cáigì đivới "giả", nghĩalà từ nào kếthợp hàihòa với ýniệm "giả" trong tiếngAnh, để mà chọn từ tiếngAnh chođúng, chứ khôngthể "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Thídụ "tiềngiả" thì phải (counterfeit notes/coins), "nữtrang giả" (imitation jewellery), "thuốcgiả" (fake pharmaceutical products), "hônnhân giả" (bogus/sham/fake marriage), "giấytờ giả" (forged/fake papers), "chữkí giả" (forged/fake signature), "chântaygiả" (artificial/prosthetic limbs), "mắtgiả" (glass eye), "rănggiả" (false teeth), "têngiả" (assumed/false name), "cục vànggiả" (replica gold nugget), còn "bứctranh giả" thì là (reproduction painting). Báochí Úc đã có lần nóivề cuộc hônnhân giưã Tháitử Charles và côngnương Diana trướcđây là "sham marriage".

Tínhtừ "đen" trong tiếngViệt có thêm 7 dạng khácnhau tùytheo "đen" xuấthiện, đichung với danhtừ nào mà ngườinói cóthể sửdụng đúng kếthợp ngữ, dùrằng đólà những kếthợp hạnchế. Thídụkhi đi với "tóc" thì là "tóchuyền", với "mèo" là "mèomun", với "chó" là "chómực", với "ngựa là "ngựaô", với "gà" là "gàác", với "bò" là "bòhóng", với "áo" là "áothâm". Riêng với "mun", "ô", "huyền", ta còn có kếthợpngữ "đuãmun", "gàô", "khóihuyền" (như trong "khóihuyền bay lên mây"); "hạthuyền" (như trong "răngđen hạthuyền").

Trong tiếngViệt khi nóivề ngườI mangnặng đẻđau, cócông sinhthành ra mình, ta chỉ nói ngườiđó là "mẹ (ruột, đẻ)", trongkhi tiếngAnh họ nóitới nàolà "(biological, natural, genetic, birth) mother". Cũng từ thídụnày ta lại họcthêm được một điều nữa về môthức kếthợpngữ trong phiêndịch. Khi gặp một từ như "mẹruột, mẹđẻ" mà phiêndịchviên chưa códịp tiếpcận nhiều với tiếngAnh đếnđộ biết được 4 từ vừa nêu để chọn một, thì cứ chiếutheo nghĩa tiếngViệt, mayra cóthể chọnđược một từ đúng cho từ "mẹđẻ" là "birth mother", bởi vì "birth" liênhệ tại sinhđẻ, chứ còn "mẹruột" mà đem dịch là "*intestinal mother" vì "intestine" là "ruột", thì sẽ nghe khôngtựnhiên vì khôngphải là kếthợpngữ điểnhình trong tiếngAnh.

Tínhtừ "instant" có khảnăng kếthợp rất rộngrãi trong tiếngAnh như "instant + (cash, coffee, fame, lawn, love, noodle, Scratchies, sellout, signs, success, boiling water...)" nhưng khôngcó từ tươngđương duynhất trong tiếngViệt, nên mỗilần dịch tínhtừ này lạilà một lần phải suynghĩ xem tiếngViệt nói thếnào. Ðạiloại thì ngườita cóthể tìm lốidịch tươngđương như "tiềnmặt trả liền", "càphê bột/pha nhanh cóliền", "nổidanh/tiếngliền", "thảmcỏ mua sẵn trảiliền", "có tình/ngườiyêu liền", "mìgói ănliền", "vé/hànghóa bánra hết liền", "vésố cạo trúng lấytiền liền", "bin/bảngvẽ lấyliền", "thànhcông liền/tứcthì", "nướcsôi nấu cóliền".

Nóichung thì từ để dịch "instant" là "liền" nhưng ta khôngthể chuyểnngữ máymóc được mà phải tùy nó kếthợp với từ nào mà phải dịch theolối cắtnghĩa, thêmthắt đôichút chohợp với lốinói, lốidùng ý, dùng tứ Việtnam, thì ngườiViệt nghe mới quentai. Hiệntượng nghequentai cóthể xảyra theo "tiếntrình giống lông giống cánh" (process of analogy) mà ta đã thấy trong Anhngữ. Từ những kếthợp của tínhtừ "heavy" với các danhtừ mà nó bổtúc nghĩa như "heavy drinker" (sâurượu), "heavy smoker" (hút liêntu bấttận), "heavy sleeper" (ngủsay như chết), "heavy eater" (ănkhoẻ như trâu) mà nay ngườibảnngữ tiếngAnh đã chấpnhận ngườighiền cờbạc cóthể gọilà "heavy gambler", trongkhi trướcđây cóthể họ chỉ chấpnhận những kếthợp điểnhình như "big gambler", "compulsive gambler", hoặc mớiđâyhơn "problem gambler", addictive gambler", "excessive gambler".

4.6 Hai ngônngữ khácnhau về cụmtừ cốđịnh và thànhngữ (fixed and idiomatic expressions)

Cụmtừ cốđịnh (fixed expressions) là gì? Cứ chiếutheo chữ mà suyra nghiã thì "cụmtừ" là "nhómtừngữ", còn "cốđịnh" là "khôngthayđổi", "khó thayđổi". Muốn địnhnghĩa thì ta cóthể nói "cụmtừ cốđịnh là nhómtừngữ có môthức kếthợp chặtchẽ, khó thayđổi". Thídụ "ruộng cả ao liền", "tócrễtre", "congái rượu", "lênxehoa", "cóđiềulà", "khổ một nỗi", "khácnhau ởchỗ là", "nói tómlại". Trong tiếngAnh ta cóthể đancử nhưng thídụ về cụmtừ cốđịnh như "as a matter of fact" (thật ra), "Ladies and Gentlemen" (Thưa Quívị), "all the best" (chúc bìnhan vôsự), " "crime does not pay" (thiênbấtdunggian), "a leopard can"t change his spots" (chứngnàotậtấy; chó đen giữ mực), "waste not want not" (phí củaTrời mười đi khôngcó), "as old as the hills" (xưanhưtráiđất), "to jump out of the frying pan into the fire" (tránh vỏdưa gặp vỏdừa).

Còn thànhngữ (idiomatic expressions hay idioms) được địnhnghĩa là "cụmtừ cốđịnh, nhưng có cấutrúc chặtchẽ hơn, và nghiã cuả chúng có tính hìnhtượng hoặc gợicảm". Thídụ "bacọcbađồng", "chó cắn áo rách", "nhàngói câymít", "ông nóigà bà nóivịt". Thídụvề thànhngữ trong tiếngAnh "to go to the dogs" (sachân lỡbước/lầmchân lạclối), "to make a mountain out of a molehill" (chuyệnbéxérato), "to carry coals to Newcastle" (chởcủivềrừng).

Như địnhnghĩa nêutrên, thànhngữ dịứng, đốikháng (resistant) mạnhmẽ lại với mọi đổithay đem ápđặt lên nó. Nó còn khácvới cụmtừ cốđịnh ởchỗ là nó tốinghĩa, "tổnghợp nghĩa từng phần của cụmtừ khôngphải là nghĩa toànthể của cụmtừ đó ". Thídụ "to have cold feet" nghĩa từngphần là "có bànchân lạnh", nghĩa toànthể là "sợsệt", hay "to drop a brick" nghĩa từngphần là "đánhrơi hòngạch", nghĩa toànthể là "phạm lỗi".

TiếngViệt có thànhngữ "yêu chó chó liếm mặt" có nghĩa là "thươngyêu, vồnvã kẻdưới cóthể bị họ lờnmặt, coihường". Thànhngữ này nếu được giảngnghĩađen cho ngườiphương Tây vốn yêu súcvật, thì rất cóthể sẽ bị họ hiểulầm, vì họ nghĩ: "mình gầngũi thânmật với chó, mình vuốtve nó, thì nó sẽ đáp lại bằngcách liếm mặt mình, tỏcửchỉ mếnyêu, cógì lạ đâu ". Muốn dịch ýcủa thànhngữ "yêu chó chó liếm mặt" sang tiếngAnh chắc ta cóthể tìm thấy tươngđương gầnnhất là "familiarity breeds contempt" (quenthuộc quá hóa khinhthường), mà trong tiếngViệt ta cũng còn nói "gần chùa gọi Bụt bằng anh".

Có ba trườnghợp gây khókhăn cho phiêndịchviên khi dịch thànhngữ và cụmtừ cố định: (1) Thànhngữ hay cụmtừ cốđịnh khôngcó tươngđương trong ngônngữ ngọn; (2) Thànhngữ hay cụmtừ cốđịnh giống với ngônngữ ngọn, nhưng khác ngữcảnh sửdụng; (3) Thànhngữ trong ngônngữ gốc được đem dùng với cả nghĩađen lẫn nghĩabóng cùngmộtlúc.

4.6.1 Thànhngữ hay cụmtừ cốđịnh khôngcó tươngđương trong ngônngữ ngọn:

Vì mỗi ngônngữ được tựdo chọn lốinói của mình, và mỗi ngônngữ tiềmẩn trong mỗi nềnvănhóa mộtkhác, nên từngữ đặctrưng vănhóa cũng kháctheo, ta không đòihỏi, trôngđợi ngônngữ này sẽ dùng đúng lờlẽ diễntả trong ngônngữ kia để ta cóthể đơngiảnhóa chuyệndịch, làmcho việcdịch trởnên dễdàng là chỉ phải dịch "lời" mà khỏi phải dịch " ý ". Muốn dịch thì ta phải moilại trong trínhớ, lụclại trong sáchvở, từđiển tụcngữ, thànhngữ, phươngngôn xem có tìmđược cái " ý" tươngđương không. Trong câu "to carry coals to Newcastle" ta sẽ thấy phiêndịchviên mỗi nước dịch " ý” một kiểu. Việtnam ta thì dịchtheo lốinói của ngườiViệt là "chởcủivềrừng", Pháp thì họ dịch là "porter de l'eau à la rivière" (to carry water to the river), "chở nước ra sông", Ðức thì lại nói "Die Eulen nach Athen tragen" (to carry owls to Athens), "chở chim cú về Nhãđiển". Nhưng cũng có trườnghợp khôngcó tươngđương cả về "lờ" lẫn " ý ". Thídụ như ta nói "nợ sáchđèn", "tiênhọclễ hậuhọcvăn", "phi caođẳng bấtthành phuphụ" thì ta đànhphải dịch diễnnghĩa (paraphrase) những câu đó sang tiếngAnh.

4.6.2 Thànhngữ hay cụmtừ cốđịnh giống với ngônngữ ngọn, nhưng khác ngữcảnh sửdụng (context of use):

Ta có thídụ trong tiếngAnh, "to go to the dogs", cónghĩa là "to lose one"s good qualities", tức là "làm mấtđi cáihay, cáitốt của mình". Trong tiếngÐức họ cũng có thànhngữ giống nhưthế "Zum Teufel gehen", nhưng trong khi thànhngữ tiếngAnh dùng để nói về một ngườihay một nơichốn nào, thì thànhngữ tiếng Ðức lại có ngữcảnh sửdụng khác, nghĩalà họ chỉdùng cho người, chứkhông cho nơichốn, mà lại thường cónghĩa là "chết" (to die), hay "bỏmạng, bị hủydiệt" (to perish). Nói nômna theo kiểu Việtnam thì, nếulà ngườita cóthể bảo "thằng/con đó nhưthế là coinhư tiêuđirồi", hoặc, nếulà nơichốn, thì cóthể nói "nơi/khu đó bị mang tiếngquá rồi".

Trong tiếngViệt mình có thànhngữ "cháy nhà ra mặt chuột", nghiãđen là khi nhà cháyrụi rồi thì chuột chuirúc đâuđó trong nhà nóng quá mà phải chạyùa ra, khôngcòn ẩnnấp đượcgì nữa", nghiã thàn ngữ là "do có biếnđộng xảyra mà phơibày, lộtẩy sựthật vốncó, khôngcòn che đậy giấugiếm được nữa". TiếngAnh họ nói "rats desert a sinking ship", nghiãđen là "chuột bỏ tàu khi tàu đắm", nghiã thànhngữ là "ngườixấunết khi hữusự thì bỏchạy lo lấymình, khôngmàng ởlại giúpđỡ, yễmtrợ cho ngườikhác". Cả hai thànhngữ Việt Anh giốngnhau ởchỗ cùng nóivề "chuột", hàmý ngườixấu, cùng nóivề "khi gặp nguybiến", cùng nóivề "để lộtẩy", nhưng câu thànhngữ tiếngViệt không nóirõ là "giấugiếm bảnchất ngườixấu nết thì nếtxấu đó là gì", trongkhi câu thànhngữ tiếngAnh cho ta thấyrõ "nétxấu đó là tính íchkỉ, chỉ biết lolấy mình, khi gặpnạn bỏ ngườikhác sốngchết mặcbay". Vậy là ngữcảnh sửdụng cuả hai câu thànhngữ có hơikhác.

4.6.3 Thànhngữ trong ngônngữ gốc được đem dùng với cả nghĩađen lẫn nghĩabóng cùngmộtlúc:

Ðây là trườnghợp khókhăn thứba. Lấy thídụphiêndịchviên phải dịch sang tiếngViệt một đoạn tiếngAnh đăng trên báo Anhngữ đạikhái có ý nhưsau: "Sau khi embégái 9 tuổi, tên là Mary, ở Luânđôn bên Anh, bị khámphá ra là mắc bệnh AIDS, em này đã bị phụhuynh họcsinh có con em học cùng trường với em tẩychay, phảnđối với Hiệutrưởng và Ban Giámhiệu khôngcho em vào học vì sợ em sẽ lâytruyền bệnh cho conem của họ. Trước sự phảnđối rầmrộ đó, nhàtrường đã quyếtđịnh "to send Mary to Coventry", "một thịtrấn mạn Tây Bắc Luânđôn".

Thànhngữ "to send someone to Coventry" (đưa ngườinào tại Coventry) được ngườita dùng theo cả nghĩađen lẫn nghĩa thànhngữ, và nhưthế nó có cả hai nghĩa là: (1) em bị chuyểntrường đến thịtrấn Coventry; (2) em bị tẩychay, khôngcho đến trường. Trong trườnghợp nhưvậy, vì Việtngữ khôngcó thànhngữ cùng diễntả hai nghĩa như trên nên ngườidịch coi như bị bó tay, không lộttả được "ý" muốn chơichữ của ngườiviết trong tiếngAnh. Trong chuyện vuicười, tiếulâm, nếu phải dịch chuyệncười nào mà ngườikểchuyện lấy kiểu chơichữ làm cơbản, chủchốt, thì phiêndịchviên coinhư sẽ "lãnhđủ", chỉcòn cónước "cườiranướcmắt" màthôi.

5. Giảipháp dịchthuật

Nhìnchung, trong mộtsố những trườnghợp hiểnnhiên ta thấy có mộtsố tươngđương mộtđốimột, tươngđương tuyệtđối (absolute equivalence), cònlại thì thựctế chothấy khácbiệt về kinhnghiệm, vănhóa, vănminh, chínhtrị, tiếnbộ khoahọc, kỹthuật của hai cộngđồng nói ngônngữ khácnhau là nguyênnhân khiếncho phiêndịchviên, trong nhiều trườnghợp, phải đ tìm cái tươngđương tươngđối (relative equivalence), cái tươngđương gầnnhất (nearest equivalence), song khôngphải vìthế mà không phảnảnh trungthực mụcđích của tàiliệu ngônngữgốc. Trong khotàng khá mớimẻ về chiếnlược chiếnthuật phiêndịch, mà tiếngAnh họ quen gọilà "translation strategies", hoặc "translation procedures", ta cóthể nóiđến các giảipháp dịchthuật nhưsau:

5.1 Chuyểnnguyênngữ (transference)

Thôngthường khi phải dịch từ Anh sang Việt cho độcgiả là những ngườiđang sống ở nước nói tiếngAnh, ngườita dùnglối chuyển nguyênngữ (transference), tứclà dùng nguyên chữ tiếngAnh trong bảnvăn tiếngViệt. Thídụ "đi shop", "đi pub", "ở flat", "bán sale", "lãnh lump sum".

Tuy nhiên, một bảnvăn quảngcáo gọi một dịchvụ là "dịchvụ Break even" thì tôi sợrằng chuyển nguyênngữ nhưthế là mình đã đi quáxa, vì không mấy ai hiểu "break even" làgì. Tôi nhớ mangmáng đã nghe được quảngcáo này trên đàiphátthanh ở Melbourne về dịchvụ giúp đỡ những ngườighiền cờbạc. Liệu cóphải dịchvụ này nhằm giúp ngườighiền cờbạc "không bị thua xiểngliểng nếu đi đánhbạc" hay "đánh thuađậm rồi thì được giúpđỡ vềmặt ytế, tàichánh để không bị ảnhhưởng nặngnề đến cánhân mình và những ngườithânyêu" hay không? Nếu bảorằng mình cốý để nguyênchữ, hay chuyển nguyênngữ tiếngAnh nhưthế để thuhút tòmò của ngườiđọc, ngườinghe, trong trườnghợp này, thì tôi lại sợrằng lậpluận đó khôngvững, vì từ "break even" vừa khóđọc vừa khó nhại. Tôi cũng đã thấy "dịchvụ Lifeline" (đểnguyên không dịch hay cóthể nói là đã dịch chuyểnnguyênngữ) cũng là dịchvụ giúp ngườighiền cờbạc, liệu xem dịchra là " dịchvụ Mạchsống (Lifeline)", còn "dịchvụ Break even" là " dịchvụ Thủhòa (Break even)" hay "dịchvụ Thủhuề (Break even)" cóphải là giảipháp hayhơn không, có đúng với mụcđích của dịchvụ không?

5.2 Chuyểnâm (naturalisation)

Một lối khác tạm gọilà lối chuyểnâm (naturalisation), tứclà nháitheo cách phátâm tiếngAnh, rồi phiênâm ra tiếngViệt. Thídụ "lane” chuyểndịch thànhra "lên”, "gay (đồngtính luyếnái)" thành ra "ghê", "compo" (chữ tắt của "compensation" nghĩa là "tiền bồithường”) thành ra "com bồ”, "lãnh redundancy package" (nghĩa là lãnh trọngói tiềnbồithường khi bị cho thôiviệc) thành "lãnh báchkệt", "đánhtheo system" (tức là dùng "phươngpháp” đánhbạc nàođó mà ngườita nghĩlà có nhiều hyvọng thắng), thành "đánhtheo xíttầm," "bán sale” thành "bán xeo", "làm nail" thành "làm nêu", "thịt kangaroo" thành "thịt căngguru".

Ngườita đã thấy tên người, tên thànhphố, tên quốcgia đã được dịch theo lốinày. Khi chiếntranh Việtnam còn ở giaiđoạn đầu, một Bộtrưởng Quốcphòng xaxưa của Mỹ đã được đài "Tiếngnói Mặttrận Giảiphóng MiềnNam" gọilà tên "Clác Clípphớt" (Clark Clifford). NgườiMiềnBắc trongnước chỉ biết tại thủđô của nướcPháp gọilà "Pari" (Paris) chứ khôngphải là "Balê". Tòađạisứ Úc tại Hànội có bảnghiệu đề trước cửa là "Ðạisứquán Ốtxtrâylia "(Australia).

5.3 Tươngđương vănhóa (cultural equivalence)

Với những từ biểuhiện đặctrưng vănhóa (culture specific terms) thì ta dịch bằng từ tươngđương vănhóa. Thídụ "HSC" (viếttắt của Higher School Certificate dùng trong Tiểubang NSW) hay "VCE" (viếttắt của Victorian Certificate of Education dùng trong Tiubang Victoria) đã được dịch là "Tútài Úc", hoặc "Tútài HSC", hay "Tútài VCE", hoặc cũng cóthể dịch là "Bằng Tốtnghiệp Phổthông Trunghọc Úc", nếu muốn nhắmvào độcgiả đã hoặc đang sống dưới chếđộ Cộngsản ở ViệtNam.

Cóđiều trớtrêu là một chứcvụ trong đạihọc Anh Úc là Vice Chancellor mà nếu dịchtheo tươngđương vănhóa. thì cólẽ phải dịch là "Việntrưởng" mới đúng, thay vì "Phó Việntrưởng", bởi lẽ nhânvật này là trưởngnhiệm đạihọc, quảnlýcả về họcvụ lẫn hànhchánh. Nếu dịch là "Phó Việntrưởng", thì sẽ bị hiểusai vaitrò của ngườigiữ chứcvụ đó. Ðốivới ngườiViệt làm "Phó" cho ai là mình chỉ đóng vaitrò thứyếu, khôngcó quyềnhành gì, như cólần hồicòn nền Ðệnhị Cộnghòa ở MiềnNam, cựu Thiếutướng Khôngquân Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Chủtịch Uỷban Hànhpháp Trungương (tức là Thủtướng), đã chuaxót, mỉamai gọilà chứcvụ "Phó Tổngthống" mà ông đảmnhiệm saunày là chứcvụ "ngồichơi xơinước". Còn "Chancellor" thì cólẽ phải dịch là " Việntrưởng Danhdự" vì nhânvật này không trựctiếp điềuhành đạihọc, chỉ có tên trên danhnghĩa, đảmnhiệm một chứcvụ danhdự.

Khi nóivề chuyện sin đẻ, tùytheo kiếnthức vănhóa của độcgiả mà ta phải dịch thờigian cóbầu, mang thai của phụnữ bằng "ngàytháng" thay vì bằng "tuầnlễ". Thídụvới câu tiếngAnh "She"s 20 weeks pregnant" (Cô ấy có bầu được 20 tuần), ở Úc, ở Việtnam cókhi ta phảidùng tươngđương vănhóa mà dịchlà "Cô ấy có bầu được 5 tháng". Tươngtự "The baby weighs six pounds" (đứa bé cân được 6 cân Anh) phải dịch là "đứabé cân được hơn 2 kí 7". Hoặc "The two houses are 100 yards apart" (Hai nhà cách nhau 100 mã Anh) phải dịch là "Hai nhà cáchnhau chừng 100 thước". Nếu dịch cho độcgiả Việtnam ở Mỹ, tức là những ngườiđã quen với hệthống đolường của Anh Mỹ, thì ta phải tính chuyện khác. Chúngta cũng đừngquên là ngườiViệt ở Mỹ nay đã quen dùng "miles" để nói về khoảngcách đoạnđường xagần và dùng độ Farenheit để chỉ nhiệtđộ thờitiết.

Nóichung là ta phải biết mình đang dịch cho ai và họ hiểuđược đếnđâu, họ quen nghe lốinói nào. NgườiAnh, ngườiÚc, ngườiMỹ họ gọi cái nhậnthức đó là "common sense" mà họ đã địnhnghĩa ra là "năngkhiếu tựnhiên khiến ngườinào có phánđoán thíchứng, có hànhđộng thựctiễn và hợp lý”, mà tôi quengọi nó là "nhậnthức thôngthường".

5.4 Tươngđương chứcnăng (functional equivalence)

Cũng lại với những từngữ biểuhiện đặctrưng vănhóa, ta còn cóthể phải ápdụng lốidịch tươngđương chứcnăng, tứclà dùng một từchung, tổngquát cộngthêmvới một từ hay cụmtừ mới môtả chitiết nhiệmvụ, chứcnăng. Thídụ "Shadow Cabinet" dịch là "Nộicác đốilập" (chữ "Cabinet" dịch là "Nộicác" còn chữ"Shadow" nghĩađen là "Bóngtối", nhưng nếu dịch sátnghĩa sợ ngườiđọc không hiểu, nên phải dịch là "đốilập"). Tôi đãđược nghe thôngdịchviên hộinghị quốctế cuả Hànội dịch "Shadow Cabinet" là Nộicác Bóng". Tôi khônghiểu từ này đãđược dịch nhưthế ở Việtnam hay là vì tínhcấpthiết do côngtác đòihỏi mà thôngdịchviên, ngườitôi thấy đã chứngtỏ có đầyđủ khảnăng và nhiều kinhnghiệm, phải vội ứngbiến nhưvậy.

Một kiểu khác nữa là cắtnghĩa chứcnăng cộngthêmvới chuyểnnguyênngữ đặt trong hai ngoặcđơn. Thídụ "Open Day” thì dịch là "Ngày nhàtrường mở cửa giớithiệu sinhhoạt, tiệnnghi cơsở cho côngchúng vào xem (Open Day)". Hay cóthể dịch ngắngọn hơn là "Ngày giớithiệu trường/cơsở"(Open Day)" cũng đâucósao? Tươngtự ta có từ "Red Nose Day", đem dịchra thành "Ngày quyêntiền/ymtrợ cho côngcuộc nghiêncứu hiệntượng trẻem chết trong nôi (Red Nose Day), mặcdầu cònthiếu yếutố "mua mũi nhựa tròn màuđỏ bằng plastic đeovào mũi.

5.5 Tươngđương miêutả (descriptive equivalence)

Ngoài lốidịch tươngđương chứcnăng, ta còn cóthể dùng lốidịch tươngđương miêutả, nhưng tùytheo mụcđích của tàiliệu ngônngữ gốc mà ta phải cânđo chọn giữa miêutả (description) và chứcnăng (function). Thídụ "boomerang" được miêutả là "cái khúccây cong cứng, đẽo thànhhình giống như cáilưỡiliềm của Thổdân Úc", còn chứcnăng của nó là "dùng làm vũkhí phụgia để sănbẫy chimmuông". Khi dịch chữ "Continental breakfast" ta phải miêutả như sau: "bữa điểmtâm nhẹ gồmcó bánhmì (hay bánhsừngbò) ăn với mứt ướt (côngphituya), uống càphê hay trà". Lốidịch giảngnghĩa này cóthể dùng làm cướcchú (footnote), trongtrườnghợp dịch một đoạn truyệnngắn hay tiểuthuyết mà chitiết này không cầnthiết, còn trong truyện thì cóthể chỉ để "bữa điểmtâm nhẹ" là đủ, mặcdù không thấy nói gì đếnchuyện phânbiệt giữa "Continental" nghĩa là "Âulục" với "Quầnđảo Anh" (The British Isles).

Từ "hitchhiking backpackers" dịch theolối miêutả là: "khác dulịch đeo balô thường đứng bênđường vẫy xehơi/xevậntải xin điquá giang". Ở ViệtNam nay họ gọi những anh chàng này là "kháchdulịch balô" hay "Tâybalô", cóthể là yếutố "vẫyxe điquágiang" không xẩyra. Từ "chemical castration" nghĩa là "trích cho tộiphạm chuyêntrị hiếpdâm bằng những hoáchất để khiếncho họ không còn thấy hứngtình nữa". Ýniệm "castration" thì ngườiViệt ta có, vì ta quen với việc "thiến chó", "thiến mèo", "thiến gà", "hoạn lợn", nhưng ta chưa thấy ai nói "dùng thuốc để thiến", mà nếu nói "dùng thuốc để diệtdục" thì liệu có sợ bị hiểulầm là theo triếtlí nhàPhật mà diệt mọithứ dụcvọng trên đi, mầmmống của mọi khổđau, haykhông?

5.6 Dịch phóngtừ (calque)

Lốidịch phóngtừ này (tiếngPháp quen gọilà "calque") còn gọilà lốidịch suốt (through translation), lốidịch vaymượn (loan translation), lốidịch ngữnghĩa (semantic translation), hay lốidịch trựcnghĩa (literal translation). Ðộngtừ "calquer" trong tiếngPháp nghĩalà "cănke", "tôlên", "phón lên", "đồtheo". Lốidịch phóngtừ được ápdụng khi dịch nhưng kếthợpngữ thông thường (collocations), tên các tổchức, cơquan, thànhphần của những từkép thông thường. Thídụ ta dịch "galloping inflation" là "lạmphát phimã", "European Union" là "Liênhiệp ÂuChâu", "International Monetary Fund (IMF)" là "Quĩ Tiềntệ Quốctế (IMF)", "call girl" là "gáigọi", "eyeball" là "nhãncầu", "superman" là "siêunhân". Nhìnchung ta thấy từ nào cũng được dịch "đồtheo" theo nguyênnghĩa của từ ấy, còn thứtự, vịtrí của từ thì được sắpxếp lại theo cúpháp tiếngViệt. Ngoạitrừ trườnghợp dùng tiếngHánViệt, thì vịtrí của từ không thay đổi, chẳnghạn như "nhãncầu," "siêunhân". Trong từ "siêunhân" thì "super" phóngảnh nghĩa của nó ra là "siêu", "man" phóngảnh nghĩa của nó ra là "nhân", thayvì dịch theo thứtự tiếngViệt là "*ngườiđànông siêuđẳng" là từ mà ngườiViệt ta chưa quen nói.

Là ngườiphiêndịch, ta cũng phải thậntrọng trong lốidịch phóngtừ này, chớ tự sángtác phóngtay. Từ dịchphóng phải là những từ đã nghe quentai, bằngkhông ta sẽ có những cấutrúc, lốinói đầy dịchtính (translationese) mà diễnnghĩa nômna là văn Ta thì sặcmùi phômai, văn Tây thì sặcmùi nướcmắm. Tỉdụ như "Season"s Greetings" mà dịch là "*Những Lời Chàomừng của Mùa", thayvì "Cungchúc Tânxuân", hay "Chúcmừng Nămmới", hoặc "body language" dịch là "*ngônngữ thểxác", thayvì tùy trườnghợp, ngữcảnh, vănmạch mà phải dịch là "cửchỉ", "bộđiệu", "vẻmặt", "tháiđộ", "hànhđộng", "ứngxử khônglời" (nonverbal communication) hay "ngônngữ khônglời".

CóngườI sẽ không chấpnhận dịch "body language" là "ngônngữ không lờí" vì lído giảndị là "đã là ngônngữ thì phải có lời" và sẽ kếtluận rằng " dịch nhưthế là sai, là mâuthuẫn, không hợplí". Ðốivới những ngườinày, ta cóthể việndẫn hai điểm: (1) khôngthể đòihỏi ngônngữ phải hợplí, phải có lôgích, nhiều khi ta tưởng là cái hợplí đối với ngônngữ này, thì lại không hợplí với ngônngữ kia, hoặc ngay trong cùng một ngônngữ chỗ này hợplí mà chỗ khác thì không; (2) tiếngAnh họ đã nói "human language" mà mình đã dịch là "ngônngữ loàingười", trong sáchvở họ đã viết "animal language" mà mình đã dịch đâu đó là "ngônngữ loàivật" và nghe coibộ xuôitai, cóthể chấpnhận được, mặcdù biết rằng loàivật đâucó nóithànhlời, đâucó ngônngữ, cóchăng là thứ ngônngữ được ta hiểu là tiếngkêu, tiếnggọi, hoặc điệuvũ rahiệu chonhau. Dịch "body language" là "*ngônngữ thểxác" , mà tôi đãđược nghe, cóthể bị ngườita hiểulầm vì chữ "thểxác" gợi ý "nhục dục của thânthể”.

Trong ngônngữ học có môn ngữdụnghọc (pragmatics) là môn nghiêncứu về ýđịnh của ngườinói và ýlãnhhội được, ýhiểu được của ngườinghe. Nếu bảnvăn gốc trongđó "ông nói gà", mà trong bảnvăn ngọn "bà hiểu vịt" thì nhưthế tứclà phiêndịchviên đã không thựchiện được cái "tươngđương ngữdụng" (pragmatic equivalence). Ápdụng máymóc lốidịch phóngtừ để dịch "Rape Centre" thành "Trungtâm Hiếpdâm" thì chỉ tổ vôtình "nốigiáochogiặc". Còn "Justice of the Peace (JP)" (ở Úc nghĩa chính cuả cụmtừ này là ngườikítên chứngnhận côngchứngthư) mà đem dịch là "Thẩmphán Tòaán Cônglí Hòabình" vào tấm danhthiếp của mình khi giaodịch với đồngbào ở quênhà là cốý "nhậpnhằng đánhlận conđen".

6. Kếtluận

Trongviệc dịchthuật nó có cái bấtcông ởchỗ là khi mình dịch hay, dịch đúng thì cũng không mấy ai biết mà khen vì họ đâucó bảnvăn gốc đem đốichiếu đểmà biết những camgo, cạmbẫy mà ngườidịch đã trải qua, đã tháogỡ. độcgiả coi đó nhưlà chuyện tựnhiên, không thắcmắc. Chỉ khi nghethấy cái gì lạtai, đọc thấy cáigì gaimắt thì lúcđó ngườinghe, ngườiđọc mới nhănmặt, caumày, chêlấy chêđể. Chuyện dịchthuật , nhấtlà tronglúc bị côngviệc thúcbách, đòihỏi ứngphó tứckhắc, hoặc tronglúc phải dịch liênmiên, ngàynày qua ngàykhác, thì "đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma". Ai mà chảvậy. Kểcả những dịchgiả "số dzách" hoànvũ, chắclà họ cũng biết trọng chữ thành chữ tín để không ngầnngại mà nhìnnhận rằng mình đã có hơn một lần lầmlỗi.

Tôi nhớlại gần haichục năm vềtrước trong Ban Việtngữ ựài BBC Luânđôn, vào đầunăm 1980, khi Chủtịch Nhànước Cộngsản ViệtNam Tôn Ðức Thắng từtrần, thì bỉnhbút Ðài BBC thi đó là bà Judy Stowe có viếtbài aikhải (obituary) nóivề côngđức và sựnghiệp của ông này đểcho phátthanh về ViệtNam. Trong bàiviết, nữ kígiả ngườiAnh này có dùng chữ "figurehead" để môtả vị Chủtịch họ Tôn. Từ "figurehead" này đãđược một ngườibạn đồngnghiệp của tôi thời đó dịch là "bùnhìn", thì bị một đồngnghiệp khác phảnđối, chorằng dịch nhưthế là khôngđúng, vì "bùnhìn" nghĩa là "puppet". Tôi khôngnhớ là anh đồngnghiệp tốgiác bạnmình dịch sai đã đềnghị chữ nào mớilà dịch đúng, mà chỉ còn nhớ là nộivụ sauđó được đem ra trình với anh Trưởngban Việtngữ ngườiĂnglê. Tưởngcũngnên nhắclại ởđây là Chínhphủ Hànội đã gọi Chínhphủ ViệtNam Cộnghòa trướckia là "Chínhphủ Nguỵ" mà tiếngAnh đã được dịchra là "Puppet Government", cónghĩa là "Chínhphủ bùnhìn".

Nếu gọi Ông Tôn Ðức Thắng là "bùnhìn", dịch từ chữ "figurehead" ra, cóđúngkhông? Theo tôi nghĩ, nếu chúng ta đượcdịp đọc kĩ lại bàiviết của bà Judy Stowe để xem thêm giọngđiệu, chê hay khen, của bà trong toàn bài aikhải thì mayra ta cóthêm ýkiến để cóthể quyếtđịnh chọnchữ nào dịch cho đúng, mà chữ đó chưa biếtchừng trong từđiển chưacó, hoặc khôngcó liệtkê dùng để dịch chữ "figurehead".

Nóitómlại, khi đitìm cái tươngđương để dịch saocho đúng, saocho chínhxác, hay nói đúnghơn sa cho thíchhợp (appropriate), khôngphải là chuyện dễ. Nó tùythuộc vào nhiều yếutố, chẳnghạn như mụcđích tàiliệu, thểloại tàiliệu, đốitượng độcgiả, thựcthể của hai ngônngữ mụctiêu, mà nếu nói hết ra thì loạtbài này còn cóthể phải kéodài thêm được ítnhất là 10 bài nữa và nhưthế chắc sẽ nhàmtai, mỏimắt quývị độcgiả, nhấtlà đốivới những vị nào khôngmàng nhiều đến chuyện dịchthuật, đến chuyện tiếngTây tiếngTa.

Vì khuônkhổ hạn hẹp cuả tờbáo, nên cuộc hànhtrình "đitìm cáitươngđương trong phiêndịch" tạiđây vẫn chỉ là cuộc lặnlội đitìm, mà chưa thựcsự là đã tìmthấy hết nơi hết chốn. Âucũnglà dịp để dànhcho quý độcgiả nào mê thơ cuả Hồ Dzếnh khỏi phải thấtvọng vì " Ðời hết vui khi đã vẹn câuthề".

Loạt bài nàyđã đăng trong Nguyệtsan Thếkỷ 21, [Số 125 (September), 126 (October), 127 (November, 1999)]

Frank Nhật Trịnh
Nguyên Giảngsư Ðạihọc MiềnTây Sydney
University of Western Sydney
Australia

 

Tàiliệu Thamkhảo

Baker, M. In Other Words: A Course Book on Translation. London: Routledge, 1992.

Benson,M., E. Benson, R. Ilson. The BBI Combinatory Dictionaryof English. Amsterdam: John Benjamins, 1993.

Berlin, B.& P. Kay. Basic Color Terms: Their Universality and Evolution. Berkley: University of California Press, 1991.

Carroll, J.B. (ed) Language, Thought, and Reality (Selected Writings of Benjamin Lee Whorf). Cambridge: MIT Press, 1956.

Carter, R. Vocabulary: Applied Linguistic Perspective. London: Allen & Unwin, 1987.

Collins Cobuild English Dictionary. London: HarperCollins, 1995.

Ðào, Duy Anh. Hán Việt Từđiển (ấnbản inlại). Hồ Chí Minh: NXB TP HCM, 1996.

Ðào, Thản. "Hệthống từngữ chỉ màusắc của tiếngViệt trong sự liênhệ với mấy điều phổquát". Trong tạpchí Ngônngữ. Số 2. Hànội: Viện Ngônngữhọc, 1993.

Fernando, C. Idioms and Idiomacity. Oxford: Oxford University Press, 1996.

Hartmann, R. R. K. "Equivalence in Bilingual Lexicography: From Correspondence Relation to Communicative Strategy". Papers and Studies in Contrastive Linguistics. Jacek Fisiak (ed.). Poznan: Adam Mickiewics University. Vol. 22 (1988), 2128.

Hoàng, Phê. Từđiển TiếngViệt. Hànội: NXB Giáodục, 1996.

Kirkpatrick,E.M. and C.M. Schwarz (eds). Idioms. Edinburgh; Chambers, 1991.

Lyons, J. Introduction to Theoretical Linguistics. London: Cambridge University Press, (1971).

Mai, Ngọc-Chữ, V. Ð, Nghiệu, H.T. Phiến. Cơsở Ngônngữhọc và TiếngViệt. Hànội: NXB Ðạihọc và Giáodục Chuyênnghiệp, 1991.

Nattinger, J.R. and J.S. DeCarrico. Lexical Phrases and Language Teaching. Oxford: Oxford University Press, 1992.

Newmark, P. A Textbook of Translation. London: Prentice Hall, 1988.

Nguyễn, Ðình-Hoà. Vietnamese (TiếngViệt không sonphấn). Amsterdam: John Benjamins, 1997.

Nguyễn, Như-Ý, N.V. Khang, P.X. Thành. Từđiển Thànhngữ Việtnam. Hànội: NXB Vănhóa, 1993.

Thompson, L.C. A Vietnamese Grammar. Seattle: University of Washington, 1965.

 


Ýkiến bạnđọc nhân đọc bàiviết nầy:

 

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.net | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2005  www.vny2k.com.