Return to front page!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Tin Thếgiới
Tin ÐôngnamÁ
Tin Lưutrữ
Thamluận

.

Họcthuật
Việtngữ2020
HánNôm
Từnguyên
Sửký
Vănhoá
Sángtác
Viễnduký
Tuỳbút
TìnhThơ
Thưgiãn
Diễnđàn
 

Bìnhluận về 
"Sửađổi 
Cáchviết TiếngViệt"

 

Xinmời xem bài trước của Lê Quang

 

Author: Trần 


Date:   Tuesday 04-02-02 21:34 (PST)

Gửi Lê Quang và mọi người trong đề mục này!

Tôi viết bài này đã mấy hôm nhưng chưa gửi đi được. Hôm nọ thấy cách hành văn của anh thì thấy có vẻ nhã nhặn nhưng theo tôi thì nhận định vẫn còn chủ quan. Thôi thì sao cũng được! Thấy anh có tình yêu với chữ quốc ngữ, và là người đồng trang lứa với tôi. Và, thấy ông Đồng khen anh có phong thái nên tôi dựa vào lời đó mà bắt chước lối hành văn cho mọi người bớt ghét, coi như để chia xẻ một vài nhận xét để học hỏi lẫn nhau

Trước khi trả lại lời tôi xin đính chính như sau: Nhân nói cái chuyện phân biệt giữa tự và từ và vấn đề triệt dấu mà ông Đồng đưa ra về đa âm tiết, tôi ủng hộ ý kiến và chỉ thử đưa ra thử một phương pháp đối chiếu để triệt tiêu trục dấu, nhưng vẫn giữ quy ước sẳn có của nếp cũ. Đó chỉ là một phương pháp cho việc cải biến. Còn sau này khi bắt tay vô thì đương nhiên phải hợp lý hóa, mỹ thuật hóa, đơn giản hóa, hệ thống hóa cho sự sắp xếp nó khoa học hơn! Cho nên, đó chỉ có tính cách tham cứu mà thôi! Không cần phải coi đó làm ví dụ so sánh.

Tuy anh có tham cứu về ngôn ngữ! Có đọc sách nhưng có lẽ chưa phân định rõ về phiên âm và văn tự. Phiên âm thì tiếng nào cũng có, không tin thì giở tự điển Anh Việt ra thì sẽ thấy bên cạnh mỗi từ tiếng Anh đều có phiên âm. Đây là phiên âm chuẩn quốc tế hầu như nhà ngôn ngữ học đều dùng thức này mà phiên âm. Ngoài ra, khi đọc sách báo Mỹ, từ nào hơi mới thì cũng có ký hiệu để người biết cách đọc. Cho nên sự khoa học trong vần tiếng Việt, chiếu theo tiêu chuẩn phiên âm chỉ là một sự sắp xếp sẳn. Chúng ta không nên bị yếu tố này đánh lận với quy ước phát triển ngôn ngữ.

Rồi thì, chữ viết Việt Nam hôm nay thì là xuất xứ từ phiên âm. Cho nên sự tâm đắc về tính hợp lý, tính khoa học, hoặc cường điệu lên là sản phẩm vô cùng giá trị, là quy tắc, là cấu trúc chính là sự chiêm ngưỡng một cách thừa thãi và cục bộ.

Hợp lý! Đúng rồi chữ phiên âm thì đã quy ước chữ o có mũ thì đọc là ô, ô với i thì là ôi chứ còn gì nữa. Nó đích thị là phiên âm chứ cho nên mọi quy ước đã được dàn sẳn từ cái nguyên âm đơn đầu tiên rồi. Bên Tàu họ quy định nguyên âm “e” đọc như âm ưa bên mình. Khi thấy chữ He họ đọc là “Hưa”, Hé thì đọc là "Hứa", Hoàng Hà thì Tàu họ phiên âm là Huánghé, mình đọc vô thì như Hoáng Hé (âm Việt) còn Tàu họ phát ra thì Hoáng Hứa (âm Tàu). Người Tàu thì đương nhiên họ cũng hợp lý theo thức của họ. Cho nên, sự chiêm ngưỡng và nghiên cứu về vần quốc ngữ là điều quá nhỏ bé. Nó chỉ tốn giấy bút và chỉ có một vai trò rất nhỏ trong việc nghiên cứu tiếng Việt. Vài ví dụ tương tự trong hệ chữ phiên âm của Tàu (Hanyu pinyin) để so sánh: Như chữ Âu-Châu chẳng hạn! Tàu phiên âm là Ou-Zhou. Người biết văn tự Latin thấy hai chữ đó thì coi như đọc cũng gần giống nhau chứ không nhiều sai biệt. Mỗi hệ phiên âm đều có cách riêng và có quy ước hệ thống thanh điệu riêng, thấy vần En mình đánh e nờ en, người Tàu đánh kiểu e (ưa) n (nứa) en (ân). Ân-Nhân = En Rén (đọc như Ân Rấn của Việt). Chẳng có gì lạ.

Nếu cách viết đơn âm tiết của tiếng Việt bây giờ không gây trở ngại cho việc thông tin thì chẳng ai đề nghị cải biến làm chi! Nhưng cách viết đơn âm như bây giờ quả thực là một sở đoản khó lòng khắc phục. Nếu không chuyển qua cách đa âm thì đơn giản nhất là không thể nào viết một nhu liệu để chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng ngoại quốc được. Tiếng Việt quốc ngữ, quá mới so với văn tự thế giới, cho nên phải cải biến để khai thác ưu thế của văn tự Latin trên hệ thống thông tin hiện đại. Tính quốc hồn quốc tuý của “quốc ngữ” phải được xét lại để từ đó có một cái nhìn thật phóng khoáng mà thay đổi. Cách đánh vần hợp lý theo khẩu âm Việt chính là những quy ước đặt ra cho các nguyên âm từ ban đầu. Khi theo ký âm của tiếng mình thì hợp lý theo khẩu ngữ của mình. Mình đứng trên thềm mà tâm đắc so sánh độ cao của bậc thềm nhà với ngay vườn nhà mình thì điều tâm đắc quả là khiêm tốn trong sự cao rộng bát ngát chung quanh. Do vậy, nếu trút được xúc cảm này về quốc ngữ, văn tự Latin của Việt Nam nếu có tham vọng lớn hơn thì cũng có thể làm nền cho một ngôn ngữ lập trình điện toán vv và vv cho các yếu tố tạo từ cho các khái niệm mới phát minh, và có thể trở thành ngôn ngữ khoa học mà không cần vay mượn tiếng ngoại tứ tung.. Hiện tại, thì nó đang thiếu tính cấu trúc, thiếu khái niệm từ và tự, không định vị được ngữ pháp, cú pháp vv và vv. Người Việt Nam học xong đại học vẫn không có một khái niệm và không có gan để tạo từ cho dù có phát minh. Không dám dịch khái niệm mới khi học tiếng nước ngoài mà chỉ vay mượn tạm bợ đó
cũng do cách viết rời rạc không xác định được nguyên ngữ, tiền tố, hậu tố trong từ vv và vv. Trong lúc đó người Trung Quốc, người Mỹ họ có sở trường này ngay trong ngôn ngữ.

Trong phần tham cứu, anh có nhắc nhiều đến ngữ hệ của tiếng Việt. Có lẽ ông Đồng đã đưa ra dẫn chứng về ngữ hệ Hán Tạng. Thật sự mà nói khi phân ngữ hệ, thời đó có lẽ tiền đề đã có nhưng người Pháp đó (quên mất tên) chỉ muốn gây một sự tranh cãi bằng cách đưa ra những cụm từ như Tlum của tiếng Miên, có nghĩa là rậm rạp tương đương với chữ Tùm Lum của tiếng Việt. Đại khái những bằng chứng như vậy đem đối chiếu với ngày hôm nay không còn đứng vững. Sau đó, các nhà ngôn ngữ đều dựa vào thuyết của ông ta mà chồng chất lên. Để rồi, sau đó lấy tiền đề về chủng tộc mới sinh ra nhữnh lý luận như Bình Nguyên Lộc hoặc Nguyễn Xuân Quang sau này. Nói chi cũng không bằng dẫn chứng! Thuyết Mon-Khmer bắt đầu bị nghi ngờ. Trong một website về ngôn ngữ thế giới worldlanguage.com viết rất giới hạn, không nói tới ngữ hệ như các sách cũ nữa: “Vietnamese is spoken in both North and South Vietnam by about 65 million people. Its linguistic affiliation is uncertain, and though it is sometimes thought to be distantly related to Chinese, this remains to be proven. Like Chinese, Vietnamese is a tonal language and it has borrowed nearly half of its vocabulary from the Chinese. The Vietnamese alphabet was devised in the 17th century by Catholic missionaries. It contains a complex system of diacritical marks, some distinguishing certain vowel sounds, others indicating tone. As can be seen in the few lines below, a letter may often contain two diacritical marks.”

Còn sách Tàu thì viết như sau:
越南語﹕系屬未明。一說屬南亞語系孟高棉語族﹐一說屬漢藏語系壯侗語族或為漢藏語系中獨立的一支。。。文字曾采用字喃﹐現用拉丁字母 (辭海)
Việt Nam Ngữ: Hệ thuộc vị minh. Nhất thuyết thuộc Nam Á ngữ hệ Mãnh-Cao Miên, nhất thuyết thuộc Hán Tạng ngữ hệ Tráng Đồng ngữ tộc hoặc vi Hán Tạng ngữ hệ trung độc lập đích nhất chi….Văn tự tằng thái dụng Tự Nam, hiện dụng La Đinh tự mẫu (Từ Hải)
Dịch: Việt Nam Ngữ: Hệ thuộc chưa rõ, một thuyết cho là thuộc hệ Nam Á, Mon-Khmer, một thuyết thuộc hệ Hán Tạng, Tráng Đồng ngữ tộc hoặc là một chi độc lập trong hệ Hán Tạng. ..Văn tự dùng qua Chữ Nôm, hiện dùng chữ cái Latin.

Tiếng Việt có một cộng đồng ngôn ngữ ở tỉnh Quảng Tây và dân tộc Kinh là một tộc dân thiểu số ở Trung Quốc nên các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc tìm kiếm nguồn gốc. Đa số đều kết luận thuộc hệ Tráng Đồng (Tày Nùng Thái) nhưng do cái thuyết của Tây án ngữ nên phải kết luận là không rõ là vậy. Khi nói tới ngữ hệ Hán Tạng thì xa xưa trước khi chữ Hán ra đời thì các tộc thuộc chủng Mongoloid đều có ngôn ngữ tương đồng. Qua bao biến động mới sinh ra khác biệt. Nếu quan sát thì sẽ thấy điều này. Chữ Động như Hoa Lư Động = Động Hoa Lư thật sự Hán hóa từ tiếng Nùng (Bách Việt mà ra). Thế thì, sự giao lưu Hán Việt (Bắc Nam) nếu có thì là hai chiều từ cổ đại. Hiểu rõ quan hệ này thì cần gì phải mặc cảm về ngôn ngữ, dân tộc, chủng tộc…Chúng ta có ghét người Tàu thì nên khai thác về tinh thần quốc gia, tự chủ, lãnh thổ chứ khai thác về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc là điều vô ích vì không bao giờ tìm được một mẫu số chung.


Dưới đây, tôi xin biên ra cho một ví dụ minh họa để sáng tỏ đôi điều về chuyện nghiên cứu Việt ngữ. Nó quá xa xôi và thâm trầm. Nếu như mình chỉ bồi hồi ở chổ ký âm thì sự truy cứu không bao giờ đi xa được. Đây là bài thơ của Phạm Thái tiên sinh (1777-1813) theo cách Thuận Nghịch Độc, đọc thuận thì là Hán, ngược thì là Nôm:

青春鎖柳冷蕭房
錦軸停針礙點妝
清亮度蘚浮沸綠
淡曦散菊彩疏黃
情痴易訴簾邊月
夢觸曾撩帳頂霜
箏曲強挑愁緒絆
鶯歌雅詠閣蕭香

Thanh xuân khóa liễu lãnh tiêu phòng
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang
Thanh lượng độ tiên phù phất lục
Đạm hy tán cúc thái sơ hoàng
Tình si dị tố liêm biên nguyệt
Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương
Tranh khúc cưỡng khiêu sầu tự bạn
Oanh ca nhã vịnh các tiêu hương

Chữ Nôm đọc ngược (cả Hán Việt, hài thanh, giả tá…)

香蕭閣詠雅歌鶯
絆緒愁挑強曲箏
霜頂帳撩曾觸夢
月邊簾訴易痴情
黃疏彩菊散曦淡
綠沸浮蘚度亮清
妝點礙針停軸錦
房蕭冷柳鎖春青

Hương tiêu gác vắng nhặt ca oanh
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng
Nguyệt bên rèm, tỏ dễ si tình
Vàng tha thướt, cúc tan hơi đạm
Lục phất phơ, rêu đọ rạng thanh
Trang điểm ngại chăm, dừng trục gấm
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.

***Ghi chú! Tôi chỉ không có bản gốc chỉ chuyển ngược từ ký âm sang nên chắc có sai sót.

Thôi thì, ngoài cái độc đáo của bài thơ trên, tinh mắt một chút thì sẽ nhìn thấy có một sự liên hệ giữa hai luồng Hán Việt và thuần Nôm như sau:

Cẩm = Gấm
Cưỡng = Gượng
Rồi từ đây mà suy ra:
Cận = Gần
Can = Gan
Cân = Gân
Cấp = Gấp
Cổn = Gợn
Các = Gác
Kê = Gà
Ký = Gửi
Kỵ = Ghét
Ký = Ghi

Rồi thì

Vũ = Múa
Vũ = Mưa
Vân = Mây

Vạn = Muôn
Vọng = Mong
Võng = Mạng

Tử = Chết
Tự = Chùa
Tự = Chữ (cái)


Cứ theo luồng chữ cái mà suy, sau bao nhiêu biến động vẫn truy được gốc. Cái lạ ở chổ các ví dụ trên phần theo chiếu theo tiếng Bắc Kinh hay Pinyin đều theo một luồng phụ âm đầu nhất định. Cho nên, như ông Đồng có nhắc, nếu cảm tiếng Tàu thì thấy tiếng Việt là như vậy!

Để kết luận trong tinh thần thật nhã nhặn cho việc cầu học trên diễn đàn này! Tôi mượn lời của một nhà tự nhiên học lẫy lừng đó là Lão Tử. Lấy nhãn quan tự nhiên mà soi xét nguồn gốc, rồi sau đó mới có thể quán chiếu chuyện riêng như văn hóa, văn tự nước nhà. Thiếu nhãn quan thì tất cả nhận xét kết luận sẽ bị bế tắc hết. Mà đã vô chổ bế rồi, thì những lập luận dù có lý thì chẳng qua là ảo ngữ do sự cố chấp chồng lên mà thành. Nói về Hán Việt, coi các ví dụ trên thì là:

此兩者出而異名同謂之玄玄之又玄眾妙之門 (Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.) Hai thứ là một chổ mà ra mà có hai tên khác, đều là huyền diệu hết, huyền diệu của huyền diệu, mới sinh ra mọi thứ (phức tạp như Hán Việt thuần Nôm đó) – Ít nhất trong lúc này, tôi nghĩ đa phần tiếng Việt ngoài Hán Việt vẫn có quan hệ với các tiếng Thái, Tày, Nùng và tiếng Trung Quốc. Nếu nói thẳng điều này, mình đâu có mất tự chủ gì mà phải cố chấp. Càng không phải dùng gắn bó mù quáng vô quốc ngữ (không chịu cải tiến) là yêu văn hóa, trung thành với văn hóa …

Văn hóa ngôn ngữ nước ta nó vời vợi thâm trầm chứ đâu chỉ đơn giản như lối lối ký âm đang biểu hiện. Nếu cứ theo ký âm mà tìm về văn hóa thì chẳng thấy được gì cả, nếu lấy ký âm mà làm điều quốc tuý thì tự bịt tai . Nếu lấy ký âm mà định vị ngữ điệu thì là trẹo miệng, có nhiều sự trái khoái trong thổ ngữ địa phương (nhớ là phần lớn tiếng địa phương như Huế, Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An … ký âm đều không phản ánh đúng khẩu ngữ, hoặc nếu đã tiêu chuẩn hóa phát âm thì làm chết cứng phương ngữ). Cho nên, đằng nào cũng bị giới hạn, thôi thì phải tìm cách mà quy ước hệ thống từ vựng đi chứ! Từ nào thuộc đa âm mà thành thì diễn theo đa âm như kinh tế = kinhtế là chuẩn. Cái nào đơn âm thì để đơn âm. Bây giờ có người đặt cho kiểu chữ này là chữ xỏ xâu. Nhớ hồi đầu các nhà Nho gọi chữ quốc ngữ là tuồng chữ dây xích chó thì có sao đâu? Xỏ xâu hay là dây xích chó đều là một thứ, tiếc chi mà không sử dụng và phát triển nó cho khoa học hơn một tí!

 

Xinmời xemtiếp


Ðọcthêm ýkiến độcgiả khác

 

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

This website advocates the use of Vietnamese2020 for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.net | hocthuat.org | sangtac.net | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2007  www.vny2k.com.
All rights reserved